Mô tả chi tiết |
Áo do thợ may ở Vạn Yên, Phù Yên cắt may vào năm 1944, cổ áo kiểu sơ mi, thân áo kiểu dân tộc Thái có 3 túi.
Năm 1947 Pháp đánh chiếm toàn bộ khu tự trị Tây Bắc, lúc đó Bắc Yên cũng bị chiếm đóng (Bắc Yên thuộc châu Phù Yên, đến năm 1964 mới thành lập huyện Bắc Yên).
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân các dân tộc Tây Bắc đã đứng lên đấu tranh chống giặc giữ nước, nhiều căn cứ được thành lập và hoạt động tích cực, ở Phù Yên lúc có 3 căn cứ đó là: Căn cứ Mèo 99; căn cứ bản Thải, Căn cứ Đá Đỏ, do đó cán bộ phải thường xuyên đi hoạt động tại bản Cao và bản Noong Đa (nay là bản Cao Đa 1, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên) thường có 4 người: Anh Thống người Mộc Châu; anh Tương người Mường; anh Hạnh và Quang là người xuôi.
Để đảm bảo hoạt động bí mật ông Đinh Văn Lay đã cho anh Thống một bộ quần áo nhuộm màu chàm và chiếc khăn quàng để đóng giả người địa phương để dễ bề hoạt động. Ông Lay lúc bấy giờ làm Trá bản phải đi quyên góp lương thực, thực phẩm mang lên đồn bốt nộp cho chúng, lợi dụng công việc này ông đã chia đôi số lương thực, một phần nộp cho chúng và 1 phần để nuôi cán bộ, do đó đã góp phần nuôi dấu cán bộ an toàn.
|