Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, hòa bình chưa được bao lâu thì đến năm 1946 thực dân Pháp lại quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, chúng tung quân từ miền xuôi đến miền núi và hải đảo.
Ở Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng Pháp cho xây dựng nhiều đồn bốt và căn cứ quân sự, thành lập nhiều ngụy quân (quân trái) để cai trị và kiểm soát nhân dân.
Tà Hộc lúc bấy giờ là một căn cứ quan trọng để gậy dựng cơ sở cách mạng, một hôm chiều tháng 7/1947, đồng chí Cầm Ngoan (tức Hồ) và đồng chí Sỹ đã bắt liên lạc được với ông Vì Văn Làu bản Pù Tìn, xã Tà Hộc là dân tộc Khơ Mú, các đồng chí đã có chỗ dựa vào dân, đồng chí Sỹ đã đưa cho ông chiếc thuổng và dao để ông sinh hoạt, đào củ sắn, củ mài, chặt cây làm lán trong những năm 1947-1952.
Khi ông Làu mất ông đã đưa lại cho con trai tên là Vì Văn Xồm cất để làm kỷ niệm.
|