Chi tiết hồ sơ

Tên Y phục trẻ em nam dân tộc Thái- nhóm Thái đen (BTSL:2619)
Địa điểm Bản Mè, Phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Phường Chiềng Cơi
Mô tả chi tiết

 

Nghề dệt là một nghề thủ công truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái. Sản phẩm của nghề dệt rất đa dạng và phong phú. Nó không những phục vụ cho đời sống hàng ngày mà nó còn là thước đo giá trị xã hội của những người phụ nữ Thái. Từ bộ đồ ngủ: Chăn, đệm, gối, màn, ghi đô đến các loại trang phục. Trang phục của người  Thái phân theo giới, ngày thường và lễ hội, cưới, tang đều khác nhau.

Trang phục trẻ em nam dân tộc Thái được may bằng vải sợi bông nhuộm chàm hoặc kẻ karo, may theo lối áo xẻ ngực cài cúc, quần chân què.

Bộ y phục gồm có:

1.     Aó (xửa)

May theo lối xẻ ngực, áo được may chiểu ngang bằng 2 khổ vải 40 cm ghép vào nhau, phần lưng khâu nối lại. Phần thần trước gập 2 mép vải vào làm nẹp áo, đơm cúc, khoét một chút cổ đắp một miếng vải cùng màu rộng khoảng 2 cm vào làm cổ đứng. Gấu áo được lượn cong, 2 bên sườn xẻ tà khoảng 10 cm. Khi mặc 2 bên sườn hơi xòe ra. Tay áo được nối vào phần thân đã khoét nách. Tay áo dài bằng thân. áo nam không được trang trí nhiều mà chỉ có 2 quả chỉ xanh đỏ được khâu ở 2 bên xẻ tà goi là Nak may.

                2. Quần (xưởng)

Được may theo lối quần chân què. gồm 4 khổ vải đũng dài có độ doãng lớn, phần cạp dài khoảng 20 cm, còn gọi là cạp là tọa. Khi mặc phần thừa 2 bên cạp được quấn giữa gập cuộn xuống cho chặt. Quần không bị tụt vì quần không  có dải rút. quần may như vậy tạo sự kín đáo và giúp người mặc cử động dễ dàng hơn.

Y phục của trẻ em do người mẹ tự cắt, khâu bằng tay theo lối đột. Các mép vải được đặt khít vào nhau, gấp một mép xuống, khi khâu xong tạo cho 2 mép vải phẳng xuống 2 bên làm cho đường khâu mềm mại không bị cộm.

Với quan niệm: con người có linh hồn và cư trú trong áo nên chiếc áo được coi trọng trong lễ cúng hồn, cúng ma bao giờ cũng phải đặt áo lên mâm cúng và với quan niệm này người mẹ rất kiêng cắt áo cho con mình vào tháng 3 âm lịch (Tháng 8 theo lịch Thái) vì đó là mùa làm nương, bận rộn, họ cho rằng may áo mới ở nhà, hồn sẽ bỏ áo cuc nhập vào áo mới, bỏ xác lại trên nương, chồng con họ sẽ bị chết.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da