Lếp là dụng cụ khá phổ biến và được dành riêng cho người phụ nữ Thái. Được sử dụng như một dụng cụ tô thêm vẻ đẹp cho người phụ nữ đồng thời nó còn được dùng để đựng khăn piêu khi đi chợ. Đến mùa tra hạt thì dùng để đựng hạt.
Gồm 4 hiện vật:
Lếp 1, lếp 2, lếp 3, lếp 4.
- Lếp 1, lếp 2: cao 19.5 cm, đáy dài 23 cm
- Lếp 3 cao 22 cm đáy dài 27 cm , lếp 4 cao 22 cm đáy dài 30 cm
Lếp 1,3 còn mới nguyên, lếp 2, 4 đã dùng.
Quá trình đan lếp:
Sau khi đã chặt giang về người ta chẻ thành từng sợi nan sau đó đem nhuộm màu phơi khô rồi mới tiến hành đan. cũng có thể không cần nhuộm màu như lếp 4.
Lếp được đan từ đáy lên đến miệng với hình thức đan lóng đôi, lóng ba. Đáy lếp được đan hẹp, sau đó thân lếp thường được đan vồng rộng ra và thu lại ở miệng lếp.
Tại đáy lếp người ta hạc một thanh tre nhỏ để tạo sự chắc chắn cho lếp. Trên thân lếp được đan kèm thêm 3 nan nằm dọc và 2 nan nằm ngang ở phía gần miệng và gần đáy lếp. Nó có tác dụng vừa trang trí vừa tạo độ cứng cho đáy lếp.
Dây đeo lếp gồm 2 phần: phần dây phụ để xỏ qua các khuyết. Phần dây chính được đan bằng sợi giang nhuộm xanh đỏ. Đây là phần dây được đeo lên vai.
Với đôi bàn tay khéo léo người thợ đã tạo ra lếp một hình dáng đẹp và gọn nhẹ với những hoa văn hình răng cưa, ô vuông, xương cá tạo lên vẻ đẹp thẩm mỹ hài hòa cho lếp. Đồng thời lếp đã tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái Thái mỗi khi đeo nó bên mình.
|