Chi tiết hồ sơ

Tên Dây lanh (BTSL: 930)
Địa điểm HTX Pó nhàng, Xã Loóng Luông, Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mộc Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Loóng Luông
Mô tả chi tiết

- Khác với các dân tộc khác ở Sơn La, dân tộc Mông không dùng bông dệt vải mà dùng sợi lanh để dệt vải, làm đồ mặc. Cây lanh được gieo trồng vào khoảng tháng 1, 2, 3 âm lịch tùy theo thời tiết từng vùng. Sau 3 tháng sinh trưởng, người ta thu hoạch anh, cắt cây ngay không để quá già sợi lanh không tốt. Đât trồng lanh phải là đất được thực hiện công phu, Làm đất cho tơi nhỏ, nhặt sạch cả trước khi gieo hạt cần phải rắc phân mục cho đều, sau đó vãi đều hạt giống lanh. Thông thường hạt giống lanh phải vãi khá dày, có như vậy lanh với mọc thẳng vươn cao, do đó sợi lanh dài, tốt. Khi thu hoạch lanh, đồng bào chặt cả cây lanh (cao đến 2m) đem về để vài ngày cho tái, tước vỏ, vỏ lanh đem bỏ vào cối giã, sau đó tước ra từng sợi nhỏ và nối vào nhau 1 cách khéo léo. Đây là việc làm đòi hỏi nghệ thuật, nhẹ nhàng, kiên trì và nhẫn nại. Vì vậy trên tay phụ nữ Mông hầu như lúc nào cũng có bó vỏ lanh để tước. Khi trên đường xuống chợ, khi đi làm nương họ đều cúi mặt tước lanh. Sau khi tước lanh họ mới xe sợi làm trắng sợi, kéo thành con và mới đưa lên khung dệt.

- Sợi lanh ngoài giá trị vật chất để làm vải mặc, nó còn mang yếu tố tâm linh. Người Mông quan niệm sợi lanh là sợi dây dẫn đường cho người chết về với tổ tiên và tổ tiên đầu thai lại với con cháu.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da