Chi tiết hồ sơ

Tên Y phục thiếu nữ Mông hoa (BTSL: 1871)
Địa điểm Bản Hồng Ngài, Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Bắc Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hồng Ngài
Mô tả chi tiết

        Ở Việt Nam dân tộc Mông có khoảng trên 500.000 người, cuộc sống của họ gắn với vùng rừng núi cao, bao quanh bản làng là những vạt rừng thưa cùng những trảng cỏ, giữa cảnh tĩnh mịch hoang vu ấy nổi bật lên mầu sắc trang phục của họ, làm cho cảnh thiên nhiên càng trở lên sinh động.

         Trang phục của người Mông hoa bằng vải lanh nhuộm chàm đen trên thân váy trang trí hoa văn, váy xếp nếp, cạp váy chiết lại vừa khít với vòng bụng. Còn thân và gấu váy xòe rộng chu vi từ 4 đến 5m, nếp gấp cũng tới 400 đến 500 nếp. Váy chia làm 3 phần: Cạp váy; Thân váy và Gấu váy. Ở cạp váy trên cùng có dây buộc được khâu chiết xếp nếp tỉ mỉ công phu có mầu đen tuyền, phần thân và gấu váy trang trí dày đặc hoa văn được thêu và ghép bằng những mảnh vải mầu sen kẽ những hoa văn nhuộm chàm rất tương sứng. Gâu váy mới thực sự là những mảng mầu đẹp nhất với những đồ án trang trí khác nhau, đối xứng cách quãng cùng những hình chữ nhật biến dạng, hình chữ thập, chữ nhật và những đường kẻ xanh đỏ vàng, trắng bao quanh những mảnh vải ghép hình chữ nhật nhiều màu.

         Phía ngoài váy được phủ một chiếc yếm màu chàm đen bằng vải lanh, tạp dề được may bằng hai lớp, phía trên tạp dề có hai dây buộc cũng bằng vải lanh, phần trên này được đáp thêm những mảnh vải màu và những sọc kẻ trắng đỏ vàng xanh bao quanh một hình chữ nhật lớn. Trong hình thêu hình chữ nhật, dấu cộng hình tam giác với bố cục đa dạng rất tỉ mỉ công phu cùng tôn thêm vẻ đẹp của chiếc váy thiếu nữ Mông.

         Còn áo mặc của thiếu nữ Mông cũng được trang trí rất công phu, cổ áo được viền bằng vải mầu, thân áo mầu chàm đen, áo xẻ ngực và cài khuy cúc bên nách. Hai cánh tay trang trí dày đặc hoa văn hình hoa lá xen cùng những đường kẻ bằng vải mầu đỏ, xanh, vàng, đen rất hài hòa. Phần cổ áo phía ngực trái có một túi nhỏ (giữa hai lớp áo) để các thiếu nữ đựng tiền cùng đồ trang sức.

          Ngoài váy áo ra còn có một đôi xà cạp dùng để quấn quanh bai bắp chân, xà cạp mầu đen nhuộm chàm bằng vải lanh, có hình đuôi nheo, xà cạp có chiều dài khoảng 1,3m, nó vừa là vật bảo vệ cho đôi bắp chân người thiếu nữ và cũng là vật trang trí rất hợp với bộ váy áo. Hơn nữa cũng rất phù hợp với môi trường sống của người Mông.

          Có được bộ trang phục này với những mầu sắc phong phú đa dạng... đó là thành quả cả một đời cần mẫn, trồng lanh xe sợi dệt vải nhuộm mầu, thêu thùa của bàn tay người phụ nữ dân tộc Mông. Bộ trang phục thiếu nữ Mông thực sự là một nét văn hóa độc đáo rất riêng của người Mông, rất cần thiết đối với các ngành khoa học nghiên cứu và bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da