Chi tiết hồ sơ

Tên Sừng trâu dân tộc Thái (BTSL: 2645)
Địa điểm Bản Nà Nau, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

        Cuộc sống nơi vùng cao nói chung và nhân dân của bản Na Noong hay Nà Nau nói riêng còn rất khó khăn, sinh hoạt trong gia đình rất thiếu thốn nhưng đây là những nơi mà bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ từ lâu đời.

        Mỗi khi có khách thập phương hoại đoàn công tác từ trên xuống bà con trong bản lại có dịp vui nhộn và thể hiện được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Họ quên được những vất vả đang làm để tạo không khí vui và đón tiếp nồng nhiệt.

        Trong sự đón tiếp ấy những chai rượu đặc biệt là những bình rượu cần là cái mở đầu cho mọi câu chuyện. Đồng bào dân bản thường nói "pay kin pa - ma kin lảu" nghĩa là đi ăn cá về uống rượu.

       Mỗi khi có khách đến thăm, hoặc gia đình có việc cần bàn thì đồng bào thường dùng đến những chum rượu hoặc rượu nấu để tiếp và trình bày ý của mình định nhờ hoặc bàn việc gì, hay cần thống nhất một vấn đề gì có tính thống nhất của tập thể, gia chủ (chủ nhà) mời bạn bè, bà con làng bản uống rượu rồi trình bày ý kiến.

       Đây là một tập quán mang tính tập thể, cộng đồng rất cao cần bảo lưu và gìn giữ để lưu truyền cho thế hệ.

      Khi uống rượu cần khau laư xá là dụng cụ để rót nước vào bình thông dụng nhất của dân bản, gần như gia đình nào cũng có từ 2 - 3 rừng. Có thể nói nó như là thước đo để phân thắng bại trong các cuộc thi rượu cần, trong cuộc thi đó ai được nhiều trâu hơn thì người đó giành chiến thắng.

      Đây là vật dụng gắn liền với sinh hoạt thường nhật của người dân bản nên sừng trâu sau khi sử dụng xong thường được đặt ở những nơi cao, thoáng và sạch sẽ.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da