Chi tiết hồ sơ

Tên Sáo ngang dân tộc Mông (BTSL: 1875)
Địa điểm Bản Hồng Ngài, Xã Hồng Ngài, Bắc Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Bắc Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Hồng Ngài
Mô tả chi tiết

Với cuộc đời gắn liền với những đỉnh núi cao sương mù phủ quanh năm, cuộc sống của người Mông thực sự là lam lũ vất vả. Để bù lại những vất vả khó khăn của cuộc sống hàng ngày, người đàn ông Mông luôn sáng tạo ra những nhạc cụ đặc sắc riêng biệt. Tiếng sáo vút cao trong những đem rừng núi, càng làm cho vẻ thanh vắng cao siêu thanh thoát, tiếng sáo bộc lộ nỗi niềm, khát khao, tình cảm, có thể là động viên mình cũng có thể gửi cho ai đó mà mình đang yêu của chàng thanh niên Mông sau một ngày làm việc vất vả, họ thanh thản hơn và yêu cuộc sống hơn.

Sáo ngang gồm có 3 bộ phận chính như: Thân sáo, lưỡi gà và bộ phận bảo vệ lưỡi gà.

  • Bộ phận 1: Thân sáo là một ống trúc dài 30cm một đầu là mắt đốt của cây trúc, một đầu thủng, một bên thân có sáu lỗ để bấm các ngón tay điều khiển còn một bên có một lỗ để ngón tay cái của bàn tay trái điều khiển.
  • Bộ phận 2: Lưỡi gà là một miếng đồng dát mỏng, tôi già ở giữa có cắt hình lưỡi gà.
  • Bộ phận 3: Là bộ phận bảo vệ được đan bằng mây cầu kỳ đẹp. Sáo ngang là một nhạc cụ gắn liền với dân ca Mông, khi nghe tiếng sáo ngang người ta hiểu được nội dung người thổi diễn đạt. Tiếng sáo ngang bộc lộ một sắc thái văn hóa của nền âm nhạc mông, phản ánh cái đẹp tự nhiên của vùng cao, cái đẹp tươi sáng của người Mông, nét đặc sắc về bản sắc văn hóa dân tộc mà nhiều ngành nhiều cấp nhiều cơ quan để tâm nghiên cứu và sưu tầm.
Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Cũ nhưng vẫn còn nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da