Chi tiết hồ sơ

Tên Chõ đồ xôi dân tộc Thái (BTSL: 2484)
Địa điểm Bản Kiềm, xã Chiềng Bằng, Thuận Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuận Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn xã Chiềng Bằng
Mô tả chi tiết

Cũng như nhiều dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á dân tộc Thái, dùng lúa gạo làm thức ăn chính trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng chủ yếu họ ăn lúa nếp. Từ chất liệu lúa nếp người Thái có phương thức chế biến thành thức ăn riêng, đa số họ đồ thành xôi (khẩu). Gạo nếp ngâm qua một đêm, vo sạch để ráo nước rồi đồ vào trong dụng cụ đặc biệt là cái hày. Hày của người Thái gồm nhiều loại khác nhau, loại dùng đồ hấp măng rau thường làm cao, thân nhỏ bằng ống tre. Hày đồ xôi làm bằng nhôm, phần dưới của dụng cụ đồ xôi nay có nơi làm bằng nhôm; phần dưới của dụng cụ đồ xôi là cái ninh (biếng; mơ nửng) rất độc đáo khác với nồi đồ xôi của người việt.

Hày nửng khảu là một sáng tạo mới của dân tộc Thái trong việc làm ra dụng cụ đồ xôi mới. Khác với các dụng cụ đồ xôi truyền thống, hày nưng khảu có sự độc đáo riêng. Người ta sử dụng nó không cần phải dùng đến Ninh hày nửng khảu có hình trụ, làm bằng chất liệu gỗ mảy so gồm có 4 phần. Hày nửng khảu có 2 hiện việt:

  • Hiện vật 1: Có chiều cao 35cm; phần miệng có đường kính 16cm; Phần đáy có đường kính 16cm; Phần eo có đường kính 13cm; Tổng chiều cao là 35cm; Từ miệng (Pá) đến 2 vai (Pai) là 8cm; Từ vai (Pai) đến eo là 19cm. Từ eo đến đáy (cổn) là 8cm.
  • Hiện vật 2: Đường kính miệng 16cm; Cao 35cm; Đường kính đáy 19cm; Eo là 14cm.

Bên trong của Hày nửng khâu ở phần eo có 2 thanh tre ngáng (kháng) được ghim vào thân (hang) chéo nhau bên trên đặt một vỉ tre đan hình mắt cáo để khi cho gạo vào sẽ không bị lọt xuống phía dưới mà hơi nước ở phía dưới vẫn có thể bốc lên được.

Cách đồ xôi: Gạo nếp sau khi được ngâm, vo sạch để ráo nước được đổ vào trong chõ. Sau đó người ta đậy chõ lại và đặt vào trong xoong hoặc nồi đã đổ nước sao cho nước ngập gần đến eo sau đó đem đun đến khi xôi chín bốc mùi thơm ra là được.

Hày nửng khảu này là một sáng tạo mới của người Thái, những chõ đồ xôi khác phải sử dụng Ninh thì Hày nửng khảu không cần đến ninh, có thể đặt trong nồi, xoong siêu... đều được. Sự sáng tạo này có tác dụng rất lớn vì khi đi làm nương, người thái đi làm nương thường mang theo chõ để đồ cơm xôi ăn, do đó sử dụng Hày nửng khảu sẽ không phải mang Ninh đi theo có tác dụng giảm nhẹ trong công tác vận chuyển mang vác đỡ cồng kềnh.

Mặt khác trong ý thức tâm linh của người Thái. Ninh đồng là một vật dụng thiêng ở trong một gia đình. Mỗi gia đình người Thái có thể có 2 hay 1 cái, nhưng họ không bao giờ được đem cái Ninh ra khỏi nhà vì theo họ. Ninh đồng giống như một vị thần của nhà, giống như ông bồ rau của người kinh ở xuôi, do đó người ta rất trân trọng, người Thái chỉ đem ninh khỏi nhà khi chuyển dời đi nhà khác. Việc sáng tạo ra dụng cụ đồ xôi mới này phần nào đáp ứng để giải quyết ý thức tâm linh trên.

Cái tác dụng khác của Hay nửng khảu này là ngoài dùng để đồ xôi, người Thái còn sử dụng nó để đồ rau, măng, khoai sắn... Sáng tạo mới này của người Thái xuất hiện cách đây chừng 10 năm về trước, nó thể hiện sự độc đáo của những người dân làm ruộng nương.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Còn nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da