Chi tiết hồ sơ

Tên Y phục nữ dân tộc Thái Yên Châu (BTSL: 2797)
Địa điểm Bản Nà Ngà, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

Người Thái ở Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói chung có hai dòng thái khác nhau đó là Thái trắng và Thái đen. Dân tộc Thái ở vùng Yên Châu cũng là dòng Thái đen xong y phục của phụ nữ Yên Châu không giống như Thái đen ở vùng khác. Phụ nữ ở đây thường mặc váy kẻ sọc màu đen nhuộm chàm màu xanh đen có đính cặp và gấu màu đen. Ngoài ra chân được cuốn xà cạp màu đen để bảo vệ đôi chân khi đi làm.

Váy do phụ nữ Thái tự dệt bằng khung cửi rộng khổ, váy được quây thành hình tròn bởi một đường khâu duy nhất dọc theo chiều dài của thân váy, đường kẻ sọc màu xanh nhạt được dệt cách nhau 2cm đều đặn, tạo thành hoa văn rất nhã, đó cũng chính là một nét riêng trong y phục của Yên Châu.

Chiều dài của thân váy thường ngắn từ 80 - 90cm, cũng giống như các công đoạn: hồ vải, giăng cửi, cắt váy khâu váy áo hay làm chăn đệm. Người Thái thường dọn ngày tốt, đẹp trời, dân tộc Thái không chỉ khâu váy đủ mặc mà ngoài ra người ta còn may sẵn váy áo để phòng khi có con mọn không có thời gian để may mặc. Người có tuổi bao giờ cũng may để phòng khi qua đời, còn có váy để mặc niệm và cho chươi cốc để người đời khỏi chê cười.

1) - váy có chiều rộng 77cm (kẻ sọc)

    - Váy có chiều dài 81cm

    - Cặp màu đen rộng 15cm

   - Gấu váy màu đen 5,5cm

   - Các đường kẻ dọc theo chân váy cách nhau đều đặn 2cm.

2) Ngoài mặc váy phụ nữ Yên Châu thường cuốn xà cạp để bảo vệ đôi chân khi đi làm.

Xà cạp được may theo hình vát cánh dơi.

    - Dài 1,52m (152cm)

    - Rộng 1 đầu 34cm

    - Đầu vát nhỏ 3cm

    - Phía đầu rộng có một dây để buộc sau khi thắt dài 30cm rộng 1cm.

Các dân tộc nhuộm chàm đều là cây chàm lá to cây thân mềm gọi là (co hởm) song ở Yên Châu rất phổ biến trồng cây chàm giống như lá me ăn quả, cây cao bằng đầu người, gọi là (co chàm) nên chất liệu nhuộm bằng cây chàm của Yên Châu rất đẹp, xanh hơn, bóng hơn. Người Thái hái (cây hỏm) quanh năm song chủ yếu cây hỏm thường mọc nhiều vào mùa hè và mùa thu. Cây hỏm được mọc lên từ gốc có sắn từ năm trước ít trồng lại (vài năm mới phải trồng lại một lần ở nơi đất mới. Còn cây chàm ở Yên Châu reo bằng hạt cùng với vụ trồng bông hoặc ngô lúa. Cây lên cao thì chặt cả cành về ngâm ủ sau đó cây lại đâm chồi.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da