Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ trang phục của phụ nữ Thái đen (BTSL: 840)
Địa điểm Bản Tông, Xã Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Xôm
Mô tả chi tiết

Cùng với sự ra đời và phát triển của nền văn hóa dân tộc Thái, nghề trồng bông dệt vải có vị trí hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định trong đời sống sinh hoạt cộng đồng dân tộc Thái. Người Thái không những chỉ biết tự thiết kế những bộ trang phục nhiều mẫu mã như trang phục lễ hội, ngày thường của nam và nữ. Họ còn biết tự trồng dấu nuôi tằm để dệt nên những sản phẩm thổ cẩm mang tính thẩm mỹ để làm chăn, đệm, gối, khăn... Để dùng hàng ngày và để tiếp khách. Do vậy tục ngữ Thái có câu "Pay kin pa, ma kin lảu, tảu non sứa hốm phak". Nghĩa là "Đi ăn cá, về uống rượu, trở lại nằm đệm đắp chăn". Điều đó còn muốn nói lên sự chăm chỉ cũng như tài khéo kéo của người phụ nữ Thái. Đó còn là sự sáng tạo óc thẩm mỹ của người phụ nữ dân tộc Thái.

1) Bộ trang phục của phụ nữ Thái đen ở Sơn La.

           - Chủ hiện vật là bà Quàng Thị Đưa dân tộc Thái ở Bản Tông, xã Chiềng Xôm, Thị xã Sơn La.

         - Dân tộc Thái rất ưa dùng gam màu đen nên hầu hết trang phục của dân tộc Thái thường dùng màu chàm đen (đăm). Chính vì vậy cả trang phục ngày thường và lễ hội đều được cắt may vải màu đen (với thái đen). Với bởi cắt may rất khéo léo áo của phụ nữ thái được may bó sát người, ngắn đến eo. Phía trước hai nẹp là 2 hàng cúc bướm (một bên là tô po, một bên là tô me), được cài đan xen vào nhau tạo thành một vệt thẳng trông rất đẹp, nổi bật trước màu áo đen. Thường những bộ cúc bướm có hình khau cút, hoặc hình con vẹ, hay con bướm thường là 12 đôi. Cổ áo bó sát ôm lấy cổ dạng cổ tàu, áo thường được cắt theo chiều dọc của khổ vải tự dệt khoảng 40cm. Để phần nách rộng thoải mái nên phần nách được can thêm một mảnh như cắt theo kiểu xẻ chéo mảnh vải nhỏ hình chữ nhật (gọi là tó nak). Tuy áo bó sát người nhưng vẫn thoải mái khi cử động. Nẹp áo gọi là "nạp pửa" một bên mép được theo từ một đến hai hàng chỉ màu hồng xanh hoặc tím đan xen gọi là "sắm nạp sửa". Để làm cho nẹp áo thêm phần sinh động và tôn thêm vẻ đẹp của hàng cúc bạc trắng. Theo tập tục của người Thái đen nẹp áo bao giờ cũng phải làm màu đen mặc dù áo có thể lái màu khác tùy ý. Đây cũng là vấn đề đặc trưng của áo cóm thái đen và nó tạo nên sắc thái riêng biệt độc đáo của người Thái đen cổ sưa ở Sơn La.

          - Bộ trang phục Thái đen ngày thường gồm có 4 áo cóm (sửa cỏm) và 2 váy, váy có 2 lót trong màu trắng.

         - Áo cóm có hiện vật thì được đinh cúc bướm (mak pém) và có những hiện vật áo được đính cúc đồng (mák hỏ ngók) có thể bằng bạc kéo hoặc nhôm.

  • Áo số 1 có số đo như sau:

- Thân vai: 0,38m (rộng)

- Tay dài 0,50m

- Thân dài: 0,47m

- Nách rộng 0,30m

- Ống tay: 0,13m

- Cổ rộng: 0,30m

- Cao: 0,03m.

  • Áo số 2 có số đo như sau:

- Vai rộng: 0,39m 

- Nẹp áo:  0,40m

- Thân dài: 0,47m

- Nách rộng 0,30m

- Ống tay: 0,13m

- Cổ áo: 0,36m

- Cao: 0,03m

- Tay dài: 0,52m.

  • Áo số 3 có số đo như sau:

- Vai rộng: 0,38m 

- Tay dài: 0,47m

- Thân dài: 0,47m

- Nách rộng 0,30m

- Ống tay: 0,11m

- Nẹp dài: 0,40m

- Cổ rộng: 0,30m

- Cao: 0,03m.

  • Áo số 4 có số đo như sau:

- Vai rộng: 0,37m 

- Nẹp áo:  0,41m

- Thân dài: 0,46m

- Nách rộng 0,30m

- Cổ tay: 0,11m

- Cổ áo: 0,30m

- Cao: 0,03m

2) Đi đôi với áo cóm đó chính là váy dân tộc Thái đen (sỉn đăm nin).

        - Nếu đối với áo cóm phụ nữ Thái cần phải có sự khéo léo cắt may thì ngược lại váy của dân tộc Thái đen lại rất dễ cắt may, bởi với lối quây thành hình trụ bởi các mảnh vải chàm đã được nhuộm chàm sẵn. Váy được may theo khổ dọc vải, thường là 4 mảnh khổ rộng 40cm ghép lại. Phần cạp là mảnh vải trắng hoặc màu khác với váy đen. Song theo cổ truyền người thái thường may cạp màu trắng, gấu tạp màu đỏ phía bên trong (đối với váy chàm thì không viền gấu bằng vải khác mà khâu theo kiểu đường viền gập lên). Phụ nữ Thái thường mặc váy lót trong bằng vải tự dệt màu trắng thay cho mặc quần lót, gọi là "loong sỉn", "loong sỉn" được may theo kiểu chiều ngang khổ vải thái ghép lại; thường là 2 khổ và có cạp khoảng 15 - 20cm bằng vải trắng cùng loại váy lót trong bao giờ cũng được may ngắn hơn váy đen khoảng 20 - 25cm. Do đó váy lót không bị lộ ra ngoài, tất nhiên chiều rộng của váy lót phải phù hợp với độ rộng của váy đen ở ngoài.

      - Váy dân tộc Thái có 2 bộ (2 trắng và 2 hiện vật váy đen).

  • Số đo của váy đen 1:

*1: - Rộng 0,75m

     - Dài 1,10m

     - Cạp 0,80m

*2:  - Rộng 0,71m

      - Cạp cao 0,11m

     - Dài 1,13m

  • Số đo của váy lót số 1:

*1: - Rộng 0,75m

     - Dài 1,00m

     - Cạp 0,19m

*2:  - Rộng 0,75m

      - Dài 1,00m

     - Cạp 0,19m

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da