Chi tiết hồ sơ

Tên Khung cửi dệt vải của dân tộc Thái (BTSL: 1745)
Địa điểm Bản Tông, Xã Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thành phố Sơn La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Xôm
Mô tả chi tiết

Người phụ nữ dân tộc Thái nổi tiếng khéo tay dệt vải thêu thùa, thì người nam dân tộc Thái cũng là những người rất giỏi giang trong việc đan lát mây tre nên người Thái có câu: "Nhinh chang phải chang húk, trai chang dệt chương mạy chương tók" Nghĩa là "gái thì thêu thùa dệt vải, nam thì giỏi đan lát". Việc đan lát mây tre, đẽo đục những dụng cụ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt nam giỏi rất giỏi thiết kế ra những dụng cụ dệt vải như: ỉu (dụng cụ cán bông), nayk là dụng cụ kéo sợi, chuông phiến chuông pia là dụng cụ xe sợi coòng là dụng cụ bật bông.

Khung cửi dệt vải cũng là một trong những công cụ do người nam dân tộc tự thiết kế để sao cho phù hợp với điều kiện dệt vải mang tính thủ công. Nó thường đi kèm với tất cả các dụng cụ khác trở thành một quy trình chế biến bông hạt trở thành những sải vải để phục vụ cho đời sống của đồng bào Thái. Và có thể nói trồng bông dệt vải là việc của cả nam và nữ dân tộc Thái. Vì người nam giới góp phần quyết định trong đó.

Người Thái thường chọn gỗ tốt không mọt, không dễ nứt nẻ vừa nhẹ, có độ bền cao, chặt đúng mùa không bị mọt để làm khung cửi và các dụng cụ khác để dùng trong các khâu dệt vải.

Khung cửi được làm bằng gỗ mạyk sọk vừa nhẹ và chắc. Khung được lắp ghép bằng 4 cột trụ ở 4 góc cao 1,74cm; đường kính dài 10cm.

Phía trên đỉnh được nối ghép bởi 2 xà ngang dài 1,85m; Đường kính 5cm, được gọi là me ký, đồng thời cả 2 xà dọc trên đỉnh cao gọi là pan ký có độ dài 60cm; đường kính 5cm.

Ở khoảng cao vừa tầm với chỗ để ngồi có 2 xà dọc to đường kính 10cm; dài 1,85m gọi là pan ký. Đây là phần chủ yếu để giữ cho toàn bộ bộ khung cửi tạo thành vững chắc khi ngồi dệt. Đi kèm với 2 bên sườn của me ký có 2 thanh gờ đã đục lỗ đóng áp vào 2 bên sườn để đựng thoi gọi là (hoỏng suôi). Phía dưới chân có 2 thanh gỗ có chiều dài 1m; đường kính là 2,5cm được buộc nối với dây go để điều khiển phối hợp giữa chân và tay rất nhịp nhàng khi dệt vải gọi là (mạy tin nhăm). Để ngồi dệt được vững trãi là một mảnh gỗ được vắt qua giữa hai me ký gọi là pẻn năng dài 1,05m.

Phía trên có 3 cây để bắc qua xà dọc và nối với go (phưm) và khau gọi là chuông khau, chuông phưm có chiều dài 1,10m. Đi kèm với khung cửi còn có (huk hưa) đặt ở lưng chừng phần cuối huk. Đây là một dụng cụ thay cho lược để chải cho sợi thông suốt không bị rối khi dệt vải. Húk hưa được làm bằng tre hoặc gỗ có gần 40 lỗ khoảng cách đều dài 43cm.

Bộ khung cửi khi nhìn qua thì rất đơn giản song nó được đóng hết sức vững trãi với đầy đủ các dụng cụ phụ để tạo ra một khung dệt rất thuận lợi bởi thế ngồi vững chắc, ngồi dệt không bị gò bó, điều khiển hết sức nhịp nhàng giữa chân và tay. Khung cửi chắc không bị siêu vẹo thì sản phẩm vải dệt cũng đẹp. Đó chính là một biểu hiện của sự thông minh và sáng tạo là tài nghệ khéo léo của người thiết kế tạo ra bộ khung cửi.

Với người Thái cũng như các dân tộc khác hiện nay trong cơ chế thị trường mặc dù nghề dệt không còn phổ biến rộng rãi để cung cấp vải may mặc, làm chăn đệm. Song với truyền thống dân tộc Thái hiện nay vải thổ cẩm vẫn được sử dụng rất nhiều trong tang lễ. Do đó về mặt ý nghĩa xã hội nghề dệt thổ cẩm vẫn còn có chỗ đứng nhất định trong cộng đồng dân tộc Thái vì vậy nghề dệt vẫn được duy trì và phát triển.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Nguyên vẹn
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da