Chi tiết hồ sơ

Tên Bung gánh thóc (BTSL: 22)
Địa điểm Bản Bon, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

- Kỹ thuật chế tác: Bung được đan bằng tre, cây bánh tẻ trẻ lạt mịn đều. Bung hình tròn ở miệng, đáy hình vuông, có 2 quai để xỏ đòn gánh khi thu hoạch thóc, đỗ, hoặc các nông sản khác. Quai và cạp đan bằng mây nên rất bền.

- Dân tộc Thái ở miền núi cũng giống một số dân tộc khác; Đã chế tác ra loại dụng cụ đặc trưng riêng để đựng và gánh thóc lúa thi thu hoạch mùa màng bởi khác với miền xuôi, do địa hình đồi núi đất dóc nên bung khác với quan gánh ở vùng miền xuôi cũng dùng đựng thóc lúa nhưng bung có quai ngắn, đòn gánh bằng gỗ cứng không bị võng. Đặc điểm của dân tộc Thái trồng lúa ruộng bậc thang nên cũng dốc thu hoạch của lúa của dân tộc Thái cũng giống như miền xuôi dùng liềm gặt và đập, tuốt lúa chứ không cắt bông như một số dân tộc thiểu số khác. Do đó bung gánh thóc và đồ dùng rất thiết thực.

- Vào mùa đông khi măng đã mọc quá ngọn và có lá non. Người đàn ông khéo tay chặt tre về chẻ lạt để đan đồ đựng như bung, lếp, xạ... Bởi vào mùa này thì tre không bị một, độ bền cao, vì người ta thường chọn loại tre bánh tẻ, có dóng dài, không bị cụt ngọn. Sau khi đan xong đồ dùng được chuốt bằng mây rồi để trên gác bếp để dùng dần nên độ bền cao.

- Bung cũng có được sử dụng trong dịp cúng lễ như làm bung đựng thóc (Bung khảu mạk).

- Có chịu ảnh hưởng của dân tộc vùng lân cận và các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ Tày Thái về kiểu dáng, tính năng sử dụng. 

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng còn mới
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da