Chi tiết hồ sơ

Tên Bộ đồ nhuộm chàm (BTSL: 23)
Địa điểm Bản Bon, Xã Mường Chiên, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Mường Chiên
Mô tả chi tiết

- Kỹ thuật chế tác: Đồ nhuộm chàm chủ yếu là dùng chum bằng gốm Mường chanh. Đồ đan bằng tre nứa theo kiểu thô sơ.

- Dân tộc Thái là một dân tộc có nghề thủ công dệt vải để tự cung tự cấp đáp ứng nhu cầu may mặc, làm đồ ngủ, làm quà tặng cũng như dùng trong tang lễ, vải vóc được ví như tiền của (phải ngân). Việc dệt vải, nhuộm chàm là do phụ nữ Thái đảm nhiệm chính. Đại đa số vải để được sử dụng lâu bền đều qua nhuộm chàm màu xanh đen.

- Bộ nhuộm chàm được sử dụng là chum vại bằng gốm Mường chanh mới đảm bảo về chất lượng màu sắc. Chum to là (hay hamk) để ngâm cây chàm khi mới hái về đem cho vào chum đổ nước ngập cây chàm, ngâm 7 - 10 ngày cho ngấu chàm trở thành màu xanh tím than. Sau cho vắt lấy nước và pha nước do, vôi theo tỷ lệ đã quy định sau đó dùng phễu sục cho nước chàm sủi bọt rồi để nước chàm trong chum lắng sau lấy nước cốt chàm đổ vào vại nhuộm vải. Vải được nhuộm đi nhuộm lại từ 3 -  lần. Sau mỗi lần nhuộm vải được dải trên phên dùng gậy đập cho vải ngấm đều chất đen sẫm của chàm rồi đem phơi trải trên mặt phẳng, sau khi khô lại đem nhuộm tiếp.

- Vải nhuộm chàm giữ được độ bền màu và phù hợp cho việc may y phục, đệm, khăn piêu, làm quà biếu...

- Nghề nhuộm chàm vẫn luôn được lưu giữ ở 1 số bản làng dân tộc Thái, Mông ở Sơn La.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng nhưng còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da