Chi tiết hồ sơ

Tên Nơi Bác Hồ nói chuyện với Nhân dân các dân tộc, Huyện Yên Châu - Tỉnh Sơn La
Địa điểm Thị trấn Yên Châu, Yên Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Yên Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Yên Châu
Mô tả chi tiết

1. Tên gọi: NƠI BÁC HỒ NÓI CHUYỆN VỚI NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN YÊN CHÂU – HUYỆN YÊN CHÂU – TỈNH SƠN LA.

            2. Địa điểm phân bố di tích, đường đi đến:

- Di tích thuộc thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu tỉnh Sơn La.

            - Di tích nằm ở phía Nam thị trấn Yên Châu và cách trung tâm huện lỵ Yên Châu 1km xuôi về phía Hà Nội. Di tích ở phía tay phải quốc lộ 6.

- Phía Đông (trước mặt) giáp quốc lộ 6A.

- Phía Nam giáp đường vào bản Vặt.

- Phía Bắc giáp bệnh viện huyện.

- Phía Tây giáp khu tập thể bệnh viện huyện.

3. Sự kiện nhân vật lịch sử và thuộc tính di tích:

              Bác Hồ, người cộng sản lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời phấn đấu, hy sinh cho nền độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân ta. Lúc còn nhỏ tên Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc. Sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, Huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn nông dân và lớn lên ở một địa phương mà nhân dân có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm.

            Người sinh ra khi nước nhà còn đang rên siết dưới ách thống trị của Thực dân Pháp, sẵn lòng yêu nước thương dân, Bác không đành lòng nhìn cảnh nước mất nhà tan, nhưng cũng không tán thành cách đấu tranh “Cải  lương” “Nửa vời” của một số sỹ phu yêu nước. Bác quyết chí ra đi tìm đường cứu nước riêng của mình.

            Ngày 5-6-1911 tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc La Tu Sơ ter vin Lơ Bác đã lưu luyến từ biệt đất nước ra đi thực hiện ý nguyện của mình. Trong 30 năm Bác đi khắp các nước Châu Mỹ, Châu Âu và làm đủ mọi việc, chịu bao gian nam vất vả và cuối cùng đã tìm thấy ánh sáng của Chủ nghĩa Mác – LêNin và đã chuyển từ một người yêu nước thành một chiến sỹ Cộng sản hoạt động trong tổ chức Cộng sản Quốc tế.

            Trở về tổ quốc Bác kết hợp nhuần nhuyễn những kiến thức kinh nghiệm đã học được ở nước ngoài, lãnh đạo nhân dân ta đoàn kết chuẩn bị lực lượng nắm bắt thời cơ giành độc lập cho dân tộc. Ngày 2-9-1945 trên quản trường Ba Đình Hà Nội, Bác đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tổ quốc ta từ đây mở ra một kỷ nguyên mới tươi đẹp.

           Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình mặc dù bận trăm công ngàn việc của đất nước Bác vẫn thường xuyên quan tâm chăm sóc và dành tình thương yêu tới nhân dân các dân tộc Tây Bắc.Ngay từ những ngày đầu Cách mạng Bác gửi thư khuyên đồng bào “Từ nay về sau các dân tộc đã đoàn kết càng đoàn kết thêm, đã phấn đấu càng phấn đấu nữa, để giữ gìn độc lập cho vững vàng, xây dựng một đất nước Việt Nam mới giàu mạnh, ấm no và hạnh phúc”. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ mặc dù Bác chưa có điều kiện trực tiếp lên thăm Sơn La, nhưng Bác luôn biên thư, gửi điện thăm hỏi, khen ngợi theo dõi từng bước đi, từng tiến bộ của đồng bào.

           Năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh mẽ ở Tây Bắc, TƯ Đảng quyết định hợp nhất 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu thành liên tỉnh Sơn Lai, Bác gửi thư động viên đồng bào, Người viết: “Sơn Lai, tuy ở xa Chính phủ nhưng lòng Chính phủ vẫn ở gần Sơn Lai”. Người còn gửi ảnh tặng đồng bào với lòi dạy: “Thi đua thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

            Ngày 1-1-2952, Bác gửi thư cho cán bộ chiến sỹ và dân công ở mặt trận Tây Bắc, Người nhắc nhở: “Chiến dịch Tây Bắc là chiến dịch rất quan trọng” Bác thường xuyên sát sao tình hình chiến sự, kịp thời động viên quân và dân Tây Bắc.

           Sau ngày hòa bình lập lại Bác đã nhiều lần gửi thư thăm hỏi đồng bào Sơn La, khuyên dặn đồng bào phải đoàn kết, chặt chẽ, thường xuyên giúp đỡ bội đội, Công an chống mọi âm mưu của địch, thư nào Bác viết cũng không quên gửi lời thăm hỏi tới các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong các hội nghị có cán bộ dân tộc về dự Bác luôn đành thời gian gặp gỡ trò chuyện hỏi thăm đồng bào. Đáp lại tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác, nhân dân các dân tộc Sơn La đoàn kết, chung xây quê hương và bảo vệ vững chắc vùng đất phía Tây Tổ quốc.

            Năm 1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ làm nức lòng người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Với khí thế chiến thắng, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến. Cùng với quân dân cả nước, nhân dân các dân tộc Sơn La Hăng hái bắt tay vào khôi phục kinh tế, thi đua sản xuất. Xây dựng lại cuộc sống ấm no hạnh phúc: “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Nhân dân các dân tộc Sơn La mơ ước được đón Bác  lên thăm để nhứng kiến sự đổi đời sâu sắc của đời của đồng bào các dân tộc và mong được Người hướng dẫn chỉ bảo cho những bước đi mới.

           Niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực, ngày 7-5-1959 nhân dịp  kỷ niệm 5 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 4 năm lập khu tự trị Thái – Mèo. Bác Hồ cùng đoàn đại biểu Chính phủ, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà tơ Tố Hữu… lên thăm Sơn La. Cuộc mít tinh lớn của hơn một vạn đồng bào đại diện cho 43 vạn quân dân các dân tộc Tây Bắc được tổ chức tại sân vận động Thuận Châu (Thủ phủ của khu Tây Bắc). Cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành biểu dương lực lượng diễu qua lễ đài. Ai cũng hướng về Bác Hồ để khắc sâu hơn nữa hình ảnh của Người.

Nhân dân nô nức phấn khởi đón Bác, dâng lên những sản phẩm địa phương do chính bàn tay lao động sáng tạo của bà con, thể hiện tấm lòng của đồng bào Tây Bắc.

Mặc dù chuyến thăm Tây Bắc của Bác không dài nhưng Người đã dành thời gian đến thăm và động viên đồng bào một số địa phương như Yên Châu, Mộc Châu.

            Năm 1959 là năm lịch sử đáng ghi nhớ đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu. Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ lên thăm Tây Bắc. Điều đặc biệt vinh dự đến với nhân dân các dân tộc Yên Châu là được đón Bác và phái đoàn lên thăm. Sáng ngày 8-5-1959 tại sân bản Khoóng (xã Chiềng An) cuộc mít tinh lớn đón Bác và phái đoàn diễn ra , hơn 2000 cán bộ, bộ đọi và đồng bào các dân tộc ở quanh huyện lỵ thay mặt cho tất cả đồng bào trong huyện đã mặc những bộ quần áo đẹp nhất để đi đón Bác. Niềm hạnh phúc lớn lao và giây phút thiêng liêng ấy đã đến. Rừng người, rừng cờ sôi động hẳn lên khi Bác xuất hiện trên lễ đài. Những tràng vỗ tay vang lên không ngớt, Bác giơ tay vẫy chào mọi người, cả rừng người lặng đi trong tiếng nói ấm áp, ân tình của Người. Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe của cán bộ và chiến sỹ nhân dân các dân tộc trong châu. Bác khen: Đảng, Chính phủ và Bác rất vui lòng khen ngợi đồng bào châu nhà trong kháng chiến đã tổ chức đánh Tây rất tốt, đã giúp bộ đội, cán bộ đánh Tây. Thế là tốt.

Đặc biệt, đồng bào vùng cao sinh hoạt gian khổ, trong kháng chiến rất anh dũng, Đảng và Chính phủ tỏ lời khen.

Từ ngày hòa bình lập lại, đồng bào, cán bộ, bộ đội đoàn kết rất tốt, giúp đỡ nhau tâng gia sản xuất, học bình dân. Như thế là tốt.

            Với phong cách giản dị, với lời nói so sánh dễ hiểu tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên gần gũi, thân thiết bao nhiêu trong niềm vui khôn xiết, nhiều cụ già đã cảm dộng trào nước mắt khi nghe Bác hỏi thăm bằng tiếng dân tộc. Bác căn dặn cán bộ, bộ đội và nhân dân các dân tộc Yên Châu là: Đẩy mạnh sản xuất, làm thủy lợi, bảo vệ rừng, xây dựng tổ đổi công hợp tác xã, xóa mù chữ, giữ vệ sinh, đảm bảo an ninh trận tự, tích cực giúp đỡ đồng bào ở vung rẻo cao, đặc biệt là phải đoàn kết, Bác giơ nắm tay lên và nhấn mạnh: “Cán bộ, bộ đội, nhân dân phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay thế này”.

             Sau đó Bác căn dặn riêng cán bộ: “Cán bộ từ trên xuống dưới…đều là đầy tớ của nhân dân…tức là cán bộ phải chăm lo đời sống của nhân dân, phải giúp nhân dân tổ chức được tổ đổi công, hợp tác xã, dân quân, cán bộ phải đến tận nơi giúp đỡ, bao giờ các tổ chức ở đó thật vững mới thôi. Chỗ nào có nhân dân cần đến mình thì mình phải đến, bất kỳ ở chỗ nào cũng là tổ quốc, là đất nước, cũng là cương vị công tác cán bộ. Vì vậy cán bộ địa phương cùng cán bộ nơi khác đều phải đoàn kết thương yêu nhau, làm gương cho nhân dân địa phương.

            Hình ảnh và những lời dặn dò và sự chỉ bảo ân cần của người mãi còn in đậm trong lòng Đảng viên và nhân dân các dân tộc Yên Châu, là người cổ vũ lớn lao động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc vượt qua khó khăn thử thách, thực hiện triệt để chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đưa châu nhà vững mạnh.

4. Loại hình di tích

            Là loại hình di tích lưu niệm sự kiện lịch sử quan trọng ngày 8-5-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng phái đoàn Chính phủ lên thăm nhân dân các dân tộc Yên Châu tại nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Châu vào sáng ngày 8-5-1959.

5. Khảo tả di tích:

Trước đây kỳ đài làm bằng gỗ trải qua thời gian đến nay không còn nữa.

Hiện nay chỉ còn lại bãi đất trống.

6. Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật:

             Nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Yên Châu đã đi vào ký ức của nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu nói riêng và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La nói chung. Ở đây đã đánh dấu một sự kiện lịch sử quan trọng Hồ Chủ tịch cùng phái đoàn Chính phủ đến thăm nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu. Từ đó đến nay cứ đến ngày 8-5 địa phương đều tổ chức ôn lại sự kiện lịch sử đó.

7. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:

            Mặc dù di tích chưa được xếp hạng, nhưng xuất phát từ thực tế thể hiện theo nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong huyện và qui hoạch tổng thể của huyện bước đầu địa phương đã lập bản đồ qui hoạch khu bảo vệ tránh sự xâm phạm đất đai của di tích.

Tuy  nhiên, để có cơ sở pháp lý cao hơn nữa, địa phương đề nghị quan tâm xem xét, xếp hạng di tích để phát huy tác dụng.

Loại hình di sản Di tích Lưu niệm sự kiện Lịch sử Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Di tích hiện nay không còn hiện vật gì.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

Là một di tích có ý nghĩa lịch sử nơi lưu niệm Bác Hồ đến thăm và làm việc tại huyện Yên Châu nên địa phương có những dự kiến:

 

- Quy hoạch, qui định việc bảo vên và tránh sự xâm chiếm đất của di tích.

- Cắm biển chỉ dẫn di tích

- Hiện nay kỳ đài tại khu di tích không còn, cần tiến hành khảo sát, thu thập tư liệu, tiến tới phục hồi lại kỳ đài tại khu di tích theo hiện trạng cũ, gắn với xây dựng khuân viên tại khu di tích.

Công tác tu bổ tôn tạo

Hiện nay phần kỳ đài không còn, chỉ còn khu đất trống.

Đất đai trong di sản

Trước đây kỳ đài làm bằng gỗ trải qua thời gian đến nay không còn nữa.

Hiện nay chỉ còn lại bãi đất trống.

Tư liệu kèm theo

 

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La, tập II 1945-1975

- Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Châu, 1945-1995

- Cuốn “Bác Hồ với nhân dân Sơn La”, do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy phát hành năm 1986.


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da