Chi tiết hồ sơ

Tên Khu rừng Bản Nhọt
Địa điểm Bản Nhọt I, Xã Gia Phù, Phù Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Phù Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Gia Phù
Mô tả chi tiết

1. Sự kiện, nhân vật lịch sử và thuộc tính di tích

              Sau chiến dịch Tây Bắc năm 1952, ngày 8/8/1953, quân Pháp đã bí mật rút khỏi tập đoàn cứ điểm Nà Sản để tập trung củng cố các khu căn cứ của chúng tại khu vực đồng bằng và cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, hòng củng cố, chiếm đóng vị trí chiến lược quan tọng này. Vì vậy Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm lớn của thực dân Pháp ở Đông Dương, với âm mưu của địch như vậy và không để cho địch kịp trở tay, ngày 26/11/1953, cơ quan tiền phương của bộ quốc phòng từ Phú Thọ lên đường đi Tây Bắc để chỉ đạo chiến dịch.

            Đầu tháng 12/1953, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho đại đoàn 308 vượt sông Hồng, đưa trung đoàn 36 đi trước, cùng lên đường với đại đoàn 308 có cả trung đoàn sơn pháo 675 của đại đoàn 351, pháo và đạn dược được chuyển bằng ô tô, các pháp thủ đều phải đi bộ, lúc này đường 13 từ Yên Bái lên Tạ Khoa đã sửa chữa xong.

           Tháng 12/1953, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Để chuẩn bị cho chiến dịch, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Sơn La, quân, dân huyện Phù Yên đã tích cực tham gia phục vụ "chiến dịch mở đường" với qui mô lớn, hàng ngàn nam, nữ thanh niên đã tích cực góp công sức mở đường 13A nối từ Yên Bái sang đường số 41 (quốc lộ 6) là tuyến đường huyết mạch nối giữa chiến khu Việt Bắc lên Sơn La, qua địa phận Phù Yên có chiều dài gần 100Km. Bất chấp máy bay địch ngày đêm bắn phá các trọng điểm như đèo Lũng Lô, đèo Ban, đèo Nhọt, Phiêng Ban, bến phà Tạ Khoa, đèo Chẹn,… hàng trăm thanh niên các dân tộc huyện Phù Yên luôn bám sát mặt đường, mở thông tuyến đường cùng bộ đội và 20.000 dân công cả nước vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược cho bộ đội, tập trung mọi sức lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước tình hình thuận lợi trên các chiến trường. Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954. Cuối tháng 8/1953, Bộ Tổng tham mưu báo cáo với Tổng Quân uỷ một bản kế hoạch tác chiến với 4 nhiệm vụ. Trong đó nhiệm vụ thứ 4 là: Tăng cường hoạt động lên hướng Tây Bắc (Lai Châu), Thượng Lào và các chiến trường khác để phân tán chủ lực địch. Về sử dụng binh lực Bộ tổng tham mưu cho ý kiến: Mặt trận Tây Bắc và Thượng Lào có Đại đoàn 316 và Trung đoàn 148.

              Lúc này Phù Yên là một địa bàn quan trọng trong việc trú quân của các đội chuyển quân lên hướng Tây Bắc. Phù Yên có đường nối liền với chiến khu Việt Bắc và Thanh Hoá, về địa hình lại thuận lợi cho việc trú quân của ta. Từ đồng bằng Phù Yên đi vào, đường số 13 dần dần khuất vào hai dãy núi, cánh rừng đèo Nhọt được hai dãy núi chắn bao bọc, cây cối xanh tốt, với những thảm thực vật nghi binh, quanh năm mây phủ dày đặc nên máy bay địch không thể bay vào thám thính khu vực này. Nằm giữa rừng đèo Nhọt là một thung lũng lớn rộng gần 300ha, có dòng suối Bùa chảy theo hướng Đông - Nam, lại là nơi cách xa khu vực trọng điểm mà máy bay Pháp đánh phá dữ dội, đó là bến phà Tạ Khoa, đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi. Với vị trí địa lý đặc biệt như vậy, nên rừng đèo Nhọt đã trở thành điểm dừng trú quân của các đơn vị bộ đội trên đường tiến quân lên Điện Biên Phủ.

             Trung tuần tháng 11/1953, theo kế hoạch các đại đoàn, trung đoàn chính qui của ta được triển khai và lần lượt hành quân lên địa bàn Tây Bắc, Điện Biên Phủ để chuẩn bị cho cuộc đánh lớn như phương châm mà Bác Hồ đã chỉ đạo chiến dịch là: Tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử là Tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ. Đại đoàn 316 là đơn vị đầu tiên tiến về Điện Biên Phủ từ địa điểm trú quân tại Thanh Hoá, theo đường số 13, đến ngày 15/11/1953, Đại đoàn vượt sông Đà (khu bến Vạn) và tiếp đến là Trung Đoàn 57 từ Phú Thọ được bộ quyết định hành quân gấp bằng cơ giới lên Tây Bắc tiến theo đường Gia Phù, nghỉ chân tại khu rừng bản Nhọt, trước khi hành quân lên Điện Biên Phủ.

             Hạ tuần tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến, chiến lược trong Đông - Xuân 1953 - 1954. Đại đoàn 312 trước đó vẫn giấu quân ở một khu rừng già tại Yên Bái, quân địch không sao phát hiện nổi, được lệnh tiến gấp lên Tây Bắc, qua đèo Lũng Lô, sang Phù Yên đã dừng chân ở khu đèo rừng bản Nhọt.

            Ngày 20/10/1953, Bộ tư lệnh Đại đoàn 315 và các trung đoàn trưởng lựu pháo 105, cao xạ pháo được triệu tập lên bộ để nhận lệnh ra mặt trận. Đoàn đã đi đến rừng đèo Nhọt và nghỉ chân tại đây.

          Đến cuối tháng 12 năm 1953. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã hoàn tất theo mẫu hình của tướng Xa Lăng đặt ra ở Nà Sản, nhưng với qui mô rộng lớn hơn nhiều. Theo kế hoạch của tướng Na Va trung tâm đề kháng cuối cùng ở phía nam Mường Thanh đã xây dựng xong. Những đơn vị ưu tú nhất của đạo quân viễn chinh Pháp đều có mặt.

           Về phía ta, sau bài học đánh chiếm tập đoàn cứ điểm Nà Sản năm 1952. Thì đây là lần đầu tiên bộ đội ta mở cuộc tấn công với qui mô lớn vào một tập đoàn cứ điểm với một vạn quân. Với số quân đông gấp rưỡi và vũ khí trang bị hiện đại hơn nhiều lần so với Nà Sản. Với phương châm của bộ đội ta là trận đánh này ta không được phép thua.

            Ngày 5/01/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và một bộ phận chỉ huy lên đường đi Tây Bắc theo đường 13 qua Phù Yên. Đoàn đi đến bến Bình Ca, qua đèo Khế, sang đất Phù Yên, đã nghỉ chân tại rừng đèo bản Nhọt, máy bay địch ném bom rất dữ dội gần nơi đóng quân. Khu rừng nguyên sinh đèo bản Nhọt nằm ở trên cao ngút ngàn có một vị trí chiến lược quan trọng trên đường số 13, là mái che an toàn cho bộ đội cụ Hồ đi chiến dịch Điện Biên Phủ.

           Ngày nay, cánh rừng đèo bản Nhọt vẫn được giữ gìn với nhiều loại gỗ quí đặc trưng cho vùng đất Sơn La như: Lát hoa, Chò chỉ, Sâng lụa,… và hàng chục loài chim quí hiếm. Rừng bản Nhọt là một địa danh minh chứng cho tuyến đường quan trọng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa phận tỉnh Sơn La.

           Khu rừng đèo bản Nhọt không những chứa đựng giá trị lịch sử của sự kiện chiến dịch Điện Biên Phủ, mà còn là khu bảo tồn sinh thái tiêu biểu của tỉnh Sơn La. Vì vậy, khu di tích này cần được quan tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy tác dụng.

2. Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật

            Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân ta là một bộ phận quan trọng và có vị trí chiến lược trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Giải phóng Tây Bắc và thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Khu rừng bản Nhọt là một điểm trú quân an toàn của bộ đội ta trên đường lên chiến dịch Điện Biên Phủ, địa danh này minh chứng cho tuyến đường quan trọng ra mặt trận tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa phận tỉnh Sơn La. Khu rừng còn là nơi bảo tồn sinh thái tiêu biểu của địa phương tỉnh Sơn La.

Loại hình di sản Di tích lịch sử kháng chiến Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Khu di tích hiện nay không còn hiện vật gì.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

1. Tình trạng bảo quản hiện vật

Khu rừng hiện nay còn nguyên vẹn không có sự phá hoại của con người.

2. Các phương án bảo vệ di tích

Là một địa danh lịch sử và gắn với việc bảo tồn khu rừng nguyên sinh trên đất Sơn La. Do vậy các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng cần xây dựng phương án bảo tồn, khai thác, phát huy tác dụng di tích trong quá trình phát triển kinh tế, du lịch tại Sơn La. Để khu di tích lịch sử và sinh thái này trở thành địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn trên tuyến đường 13 - Sông Đà.

3. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích

Di tích khu rừng bản Nhọt có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là một địa danh minh chứng cho tuyến đường quan trọng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa phận tỉnh Sơn La. Do vậy di tích lịch sử này cần được công nhận xếp hạng cấp tỉnh, là cơ sở cho việc xây dựng các dự án, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị của di tích trong sự nghiệp phát triển kinh tế du lịch của Sơn La.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

Di tích là một khu rừng nguyên sinh thuộc bản Nhọt I, xã Gia Phù, hyện Phù Yên. Với diện tích gần 300 ha, khu rừng là một thung lũng lớn.

Tư liệu kèm theo

 - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La tập I (1945-1954)

 - Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Yên (1940-1975)

- Cuốn hồi ức Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

- ảnh 1, ảnh 2

Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 4, Ảnh 5, Ảnh 6, Ảnh 7, Ảnh 8, Ảnh 9, Ảnh 10, Ảnh 11, Ảnh 12


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da