Chi tiết hồ sơ

Tên Đồn Mường Chiến
Địa điểm Mường Chiến, Xã Ngọc Chiến, Mường La, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mường La Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Ngọc Chiến
Mô tả chi tiết

1. Sự kiện, nhân vật lịch sử thuộc tính di tích

Từ đầu năm 1950, để giành thế chủ động tiến công trên chiến trường chính, Trung ương chủ trương tập trung các đại đội độc lập để xây dựng các đơn vị chủ lực mạnh.

Trên địa bàn Sơn La, khi các đại đội chủ lực rút đi, địch đã lợi dụng cơ hội, âm mưu tiêu diệt các cơ sở, phong trào kháng chiến của ta, lấn chiếm vùng tự do và căn cứ kháng chiến.

            Tại Mường La, Thực dân Pháp đã tập trung hàng ngàn quân tấn công dữ dội các căn cứ kháng chiến, đặc biệt là khu tranh đấu hữu ngạn. Tại đây chúng đã tổ chức đánh úp các cơ sở của ta, do vậy cơ quan huyện phải chuyển đến Mường Khiêng, địch tấn công Mường Khiêng, cán bộ cơ sở của ta dũng cảm chống trả chúng: Một số đồng chí hy sinh, nhiều cơ sở bị phá vỡ. Để bảo vệ lực lượng, huyện ủy Mường La quyết định chuyển cơ quan sang Tả ngạn sông Đà, lấy vùng đồng bào HMông ở Nặm Khắt, Ngọc Chiến và vùng đồng bào Thái ở Hiếu Trai, án ngữ và cắt đứt liên lạc giữa Sơn La và Than Uyên (Nghĩa Lộ). Tổng số quân ở đồn này có lúc lên tới 80 người, trong đó có 3 sĩ quan Pháp chỉ huy, còn lại là lính người địa phương. Tình hình Mường La lúc này hết sức nghiêm trọng.

             Để khắc phục khó khăn, xây dựng lại cơ sở và giữ vững tinh thần quần chúng ở những nơi bị địch đánh phá. Ngày 8/2/1950, Ban thường vụ tỉnh ủy đã chỉ thị cho huyện ủy Mường La phải “Chuyển một số cán bộ có năng lực vượt sông sang hữu ngạn gây dựng lại cơ sở”. Ngày 15/2/1950 tỉnh ủy lại ra chỉ thị cho các huyện về việc phối hợp hành động giữa Mường La, Yên Châu và Phù Yên để phá kế hoạch càn quét của địch, bảo vệ cơ sở, giữ vững liên lạc từ tỉnh đến Mường La (Chỉ thị số 19 – CT/SL ngày 15/2/1950 của Ban thường vụ tỉnh ủy. Lưu tại ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Sơn La). Thực hiện các chỉ thị của tỉnh ủy, đầu tháng 3/1950, huyện ủy Mường La quyết định rút đại bộ phận bộ đội địa phương và cơ quan huyện sang Mường Kim (Than Uyên)  lấy đây làm chỗ đứng chân để tiến vào hoạt động ở khu tả ngạn. Đồng chí Cầm Dịn được cử đi trước liên hệ, mở đường cho việc chuyển các cơ sở.

             Trong tháng 3/1950, khu hữu ngạn bị khủng bố, cơ sở Đảng của ta bị phá vỡ, đảng viên có người hy sinh, có người hoang mang dao động. Sau khi khủng bố phong trào ở Mường La, quân Pháp dùng chiến thuật tập trung càn quét căn cứ Mộc Hạ (Mộc Châu) và một số nơi khác. Du kích kết hợp với bộ đội chặn đánh gây cho địch nhiều thiệt hại.

             Tháng 6/1950 theo chủ trương của huyện ủy Mường La, lực lượng bộ đội địa phương và cán bộ trở lại hoạt động ở Nậm Khắt, Hiếu Trai, Ngọc Chiến và các xã khu tả ngạn Mường La. Trong khi đó khu hữu ngạn địch tăng cường càn quét, dồn dân vùng Mường Bú, Mường Chùm lập thành vành đai trắng, lùng bắt cán bộ, bộ đội.

Từ tháng 8/1950, cơ sở kháng chiến được phục hồi dần ở khắp khu tả ngạn nhất là vùng đồng bào HMông. Tại đây ta đã tổ chức được một đội du kích bí mật khống chế thống lý Nậm Khắt.

             Bước sang Thu – Đông, Trung ương quyết định mở chiến dịch Biên Giới tấn công địch ở các vị trí xung yếu trên đường số 4 (Lạng Sơn – Cao Bằng). Địch phải rút quân ở Sơn La và một số nơi khác để tiếp viện cho mặt trận Biên Giới.

Tại Sơn La, số quân còn lại chủ yếu là lính ngụy, tinh thần giảm sút, địch phải rút khỏi một số đồn lẻ, co lại để củng cố, không còn đủ lực để tiến hành những cuộc khủng bố, càn quét lớn.

              Đến cuối năm 1950 tình hình có nhiều thuận lợi, huyện ủy Mường La quyết định chuyển dần cơ quan về vùng đồng bào H Mông ở Chế Tạo, Tạ Giông tiếp tục chỉnh đốn đội công tác khu tả ngạn, các cơ sở Đảng Mường La cũng được phục hồi dần. Tuy Mường La bị mất liên lạc với tỉnh nhưng vẫn giữ được đầu mối liên lạc quan trọng với khu căn cứ Phù Yên.

            Trước sự phát triển của lực lượng kháng chiến Mường La, thực dân Pháp đã tìm mọi thủ đoạn để tiêu diệt phong trào, chúng điên cuồng tàn sát đồng bào, đốt phá làng bản. Cuối tháng 9/1951, thực dân Pháp tập trung khủng bố vùng hữu ngạn lùng bắt cán bộ, đảng viên, o ép các gia đình có người tham gia kháng chiến. Đứng trước những khó khăn như vậy của vùng hữu ngạn, để kéo và dàn mỏng lực lượng địch nên cuối tháng 11/1951 khu căn cứ cách mạng tả ngạn quyết định đánh đồn Ngọc Chiến, nhưng vì lực lượng ta mỏng, vũ khí thô sơ nên không tiêu diệt được đồn, qua trận đánh đồn Ngọc Chiến đã làm cho quân địch vùng tả ngạn hết sức hoang mang dao động.

            Trước tình hình nghiêm trọng, Tháng 12/1951 Ban chấp hành liên Khu ủy Việt Bắc đã nghiêm khắc phê phán những thiếu sót, sai lầm và chỉ đạo cho tỉnh ủy Sơn La về công tác hậu địch, trong đó yêu cầu tỉnh ủy Sơn La phải chấp hành ngay mối liên lạc với Mường La, ở những nơi cơ sở bị phá vỡ, trong đó có Mường La. Bước đầu cần tránh các hình thức đấu tranh rầm rộ, bộc lộ lực lượng quá sớm để dẫn tới tổn thất.

            Thực hiện sự chỉ đạo của khu ủy và tỉnh ủy, từ đầu năm 1952 công tác hậu địch của tỉnh nói chung và huyện Mường La nói riêng đã có những bước chuyển biến, phong trào kháng chiến một lần nữa vượt qua được giai đoạn khó khăn ác liệt. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mường La cùng nhân dân toàn tỉnh chuẩn bị bước vào giai đoạn mới.

             Năm 1952, sau những chiến thắng của ta ở các chiến trường đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Trung ương Đảng chủ trương chuyển hướng tấn công của bộ đội chủ lực sang hướng Tây Bắc. Ngay từ tháng 4/1952 trung ương Đảng ra chỉ thị xúc tiến công tác chuẩn bị. Tháng 9/1952 Bộ Chính trị TƯ Đảng quyết định mở chiến dịch Tây Bắc.

Tháng 10/1952, một số đơn vị chủ lực do trung ương điều động lên Tây Bắc đã bố trí sẵn sàng. Ngày 14/10/1952 chiến dịch Tây Bắc bắt đầu.

             Trong đợt I, bộ đội ta tấn công phân khu Nghĩa Lộ và tiểu khu Phù Yên. Sau khi thắng lớn tại Nghĩa Lộ và tiểu khu Phù Yên. Sau khi thắng lớn tại Nghĩa Lộ, các trung đoàn 209,165 thuộc đại đoàn 312 đã tiêu diệt các đồn địch trên đường tiến quân trong đó có đồn Mường Chiến, đuổi địch về tận Ít Ong (Mường La).

Sau khi Mường Chiến được giải phóng, quân và dân Mường Chiến tiếp tục ủng hộ bộ đội, tham gia chiến đấu góp phần giải phóng Sơn La.

2. Giá trị lịch sử di tích

             Di tích là một bằng chứng tố cáo tội ác của Thực dân Pháp, chúng xây dựng đồn Mường Chiến nhằm mục tiêu tập trung và bảo vệ lực lượng, tấn công các cơ sở, cơ quan kháng chiến của ta hòng cắt đứt liên lạc giữa liên khu Việt Bắc với vùng Tây Bắc. Tại đây dưới sự chỉ đạo của Khu ủy, tỉnh ủy, huyện ủy, quân và dân Mường La đã anh dũng chiến đấu bảo vệ vùng đất này.

Loại hình di sản Di tích lịch sử kháng chiến Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
- Khu di tích hiện nay còn một lô cốt tương đối nguyên vẹn (mất nóc). - Hai lô cốt mỗi cái còn ½ từ đáy lên - Một lô cốt còn nền móng.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

1. Tình trạng bảo quản di tích

- Hiện nay trên mặt đồi của khu di tích, ½  diện tích đã bị địa phương san ủi để xây trường cấp III.

- Trong khi san ủi lấy mặt bằng xây trường đã làm mất một số đoạn rào thép gai và lấp toàn bộ giao thông hào nối các lô cốt với nhau.

- San ủi mất một lô cốt, hiện nay chỉ còn lại nền của lô cốt.

2. Phương án bảo vệ di tích

- Trước mắt để bảo vệ di tích tránh sự xâm lấn của con người, di tích cần sớm được qui hoạch khu vực bảo vệ.

- Các ngành chức năng kết hợp với chính quyền địa phương thành lập tổ bảo vệ để giữ nguyên hiện trạng di tích.

3. Cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích

- Mặc dù di tích chưa được xếp hạng nhưng xuất phát từ ý nghĩa lịch sử của di tích, chiểu theo nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương, bước đầu ngành văn hóa thông tin đã lập hồ sơ khoa học để đề nghị xếp hạng cho di tích.

- Với giá trị lịch sử của di tích, di tích cần xếp hạng cấp tỉnh để bảo vệ và phát huy tốt công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ nhân dân các dân tộc Sơn La.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

 

- Lịch sử tỉnh đảng bộ Sơn La tập I (1939-1954)

- Lịch sử Đảng bộ huyện Mường La (1940-1990)


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da