Chi tiết hồ sơ

Tên Kỳ Đài Thuận Châu
Địa điểm bản Pắn, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Thuộc Xã/Phường/Thị trấn
Mô tả chi tiết

1. Địa điểm phân bố di tích, đường đi đến:

Kỳ đài thuộc khu vực bản Pắn, thị trấn Thuận Châu.

Theo hướng Tây Bắc, kỳ đài được đặt tại sân vận đọng của huyện và cách quốc lộ 6A 100m.

           Bên phải kỳ đài giáp với trường cao đẳng sư phạm Tây Bắc, bên trái giáp với khu gia đình cán bộ các cơ quan và quốc lộ 6A, phía sau giáp bản Păn và trường bổ túc của huyện. Phía trước giáp với đường thanh niên của huyện (đường 26/3).

Di tích cách trung tâm thị xã Sơn La 34km về hướng Tây Bắc đi theo quốc lộ 6A, và cách trung tâm huyện lỵ Thuận Châu 1km.

Đến di tích ta có thể đi theo làm 2 đường:

- Từ trung tâm thị trấn Thuận Châu đi theo quốc lộ 6A theo hướng Tây Bắc khoảng 1m, ta gặp đường 26/3 về phía tay phải, ta rẽ theo đường 26/3 khoảng 100m là tới di tích.

- Từ thị trấn ta theo đường đi vào trường cao đẳng sư phạm qua trường ta vòng xuống sân vận động là tới di tích.

2. Sự kiện, nhân vật lịch sử và thuộc tính của di tích:

            Chiến thắng Điện Biên Phủ làm nức lòng nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và mở ra cho đất nước ta một thời kỳ mới: Thời kỳ trước vào xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.

             Với khí thế chiến thắng, với niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ mà đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến. Cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc Thuận Châu hăng hái bắt tay vào khôi phục lại nền kinh tế, thi đua sản xuất, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Nhân dân Thuận Châu mơ  được đón Bác Hồ lên thăm để chứng kiến sự đổi đời sâu sắc của đồng bào các dân tộc và mong được Người hướng dẫn, chỉ bảo cho những bước đi mới.

            Niềm mơ ước ấy trở thành hiện thực. Ngày 7/5/1959 đã đi vào lịch sử của nhân dân các dân tộc Thuận Châu. Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại vô cùng kính yêu của cả dân tộc Việt nam đã đến thăm nhân dân các dân tộc của 33 xã và thị trấn trong huyện, ở các bản Mường xa xôi, hẻo lánh đã trèo đèo lội suối mang cờ, hoa, biểu ngữ và quà nô nức đi đón Bác như đi đón người cha già kính yêu đi xa lâu ngày trở về. Tại sân vận động Thuận Châu hơn một vạn đồng bào đại diện cho 4,3 vạn nhân dân các dân tộc Tây Bắc đi dự mít tinh kỷ niệm 5 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ và đón mừng Hồ Chủ Tịch. Khi Bác và đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ tiến và lễ đài, thì tiếng hô vang dội:

             Pú Hồ xen pi: Hồ Chủ Tịch muôn năm!

            Từng đợt, từng đợt vang lên, dội vào vách núi. Bác giơ tay vẫy chào thân thiết và ra hiệu cho mọi người im lặng cả rừng người im lặng phăng phắc, lắng tai nghe. Bác khen ngợi bộ đội, cán bộ và nhân dân Tây Bắc đã có công lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Pháp và phong kiến, truy quét bọn phỉ cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước, khôi phục kinh tế. Bác trao tặng huân chương Lao động hạng nhất mà Chính phủ thưởng cho nhân dân các dân tộc Tây Bắc về thành tích trong kháng chiến và tiến bộ trong hòa bình, Người ân cần dặn:

            “Đồng bào và bộ đội cán bộ Tây Bắc cần ra sức thi đua sản xuất và tiết kiệm, đưa Tây Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội làm cho đời sống ngày càng ấm no và vui tươi hơn nữa”. “Khi nói xong Bác hỏi bằng tiếng Thái: - Pi nọong bụ báu” (đồng bào có hiểu không). Một phút im lặng ngỡ ngàng, rồi chợt hiểu ra lời Bác hỏi, rừng người sôi động reo lên:

“Hiểu, hiểu ạ”

Nhiều cụ già, em nhỏ thấm vội những giọt nước mắt sung sướng trước sự quan tâm sâu sắc của Bác”.

            Cuộc mít tinh tiến hành phút chốc biến thành cuộc tuần hành biểu dương lực lượng, đi đầu là đoàn đại biểu đại diện cho hơn 30 vạn dân tộc Tây Bắc. Rồi đến đội ngũ anh hùng, chiến sỹ thi đua, các khối công nhân, nông dân, bộ đội, cán bộ, học sinh, văn nghệ sỹ, thể dục, thể thao diễu qua lễ đài. Ai cũng hướng về Bác để khắc sâu hơn nữa hình ảnh của Người. Bác lưu luyến vẫy tay  chào tạm biệt đồng bào, Bác đi đến đâu nhân dân vây kín đến đó. Ai cũng muốn được gần Bác, được nghe giọng nói ấm áp và những lời chỉ bảo sâu sắc của Người.

           Thời gian thật là ngắn ngủi, ai cũng muốn Bác ở lại thêm và mong Bác về thăm từng xóm xa, bản nhỏ. Bà con tin rằng sẽ có dịp được đón Bác trở lại thăm đồng bào Thuận Châu và chứng kiến sự đổi mới vượt bậc của miền Tây Bắc xa xôi. Sau này tuy bận nhiều việc, Bác không có dịp trở lại nhưng Bác vẫn viết thư thăm hỏi động viên và theo dõi từng bước đi lên của các dân tộc Sơn La.

3. Loại di tích:

Di tích kỳ đài Thuận Châu, là nơi lưu niệm sự kiện lịch sử. Tại nơi đây đã đánh dấu một sự kiện lịch sử ngày 7/5/1959 Hồ Chủ Tịch cùng với Ban lãnh đạo Đảng và Chính phủ đã lên thăm nhân dân các dân tộc Tây Bắc.

Tại kỳ đài này Hồ Chủ Tịch đã đứng nói chuyện với nhân dân các dân tộc Tây Bắc vào 8 giờ sáng ngày 7/5/1959.

4. Giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật văn hóa

             Di tích kỳ đài Thuận Châu đã đi vào ký ức của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La. Ở đây đã đánh dấu sự kiện Hồ Chủ Tịch, Đảng và Chính phủ lên thăm Tây Bắc. Từ đó đến nay cứ đến ngày 7/5 ở địa phương đều có tổ chức ôn lại sự kiện lịch sử đó.

Loại hình di sản Di tích Lưu niệm sự kiện Lịch sử Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng quốc gia Năm xếp hạng 20/4/1995
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Hiện nay di tích không còn hiện vật gì, chỉ còn lại kỳ đài.
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

1. Tình trạng bảo quản di tích

Di tích kỳ đài Thuận Châu hiện nay đã bị hư hỏng. Phần mái bị mất hoàn toàn, nền bị bong nhiều chỗ, phần tường bị chắn đằng sau bị hỏng, xung quanh tường bị mất hoàn toàn. Hàng năm huyện có tu sửa, nhưng chỉ đủ điều kiện giữ nguyên hiện trạng của di tích.

2. Các phương án bảo vệ, sử dụng di tích

Là một di tích có ý nghĩa lịch sử, để làm nơi lưu niệm Bác Hồ đã đến thăm và làm việc tại Thuận Châu, cho nên địa phương có những dự kiến:

- Thành lập tổ bảo vệ để bảo vệ di tích tránh sự phá hoại của thiên nhiên và con người.

- Cắm biển chỉ đường đến di tích để cho khách tới tham quan di tích.

- Trùng tu, tôn tạo di tích theo nguyên hiện trạng cũ và xây dựng một phòng trưng bày hiện vật bổ sung cho di tích.(khu nhà này gồm phòng trưng bày, phòng bảo vệ, phòng thuyết minh dẫn khách tham quan).

Hiện nay di tích đang được sử dụng, hàng năm cứ đến ngày 7/5, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức ôn lại sự kiện lịch sử đó. Và cũng tại nơi đây là nơi tụ hội của những cuộc vui chơi truyền thống của nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung, Sơn La – Thuận Châu nói riêng và thường xuyên đón khách tham quan.

Dự kiến trong tương lai khu di tích kỳ đài Thuận Châu và sân vận động Thuận Châu sẽ được xây dựng thành tổng thể khu văn hóa của huyện.

3. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích

Mặc dù di tích chưa được xếp hạng, nhưng xuất phát từ thực tế, chiều theo nguyện vọng của nhân dân địa phương và quy hoạch tổng thể của huyện, bước đầu địa phương đã lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ, không bị sự phá hoại của con người đối với di tích.

Tuy nhiên, để di tích có tính pháp lý cao hơn nữa, địa phương đề nghị Bộ văn hóa và Vụ bảo tồn, bảo tàng quan tâm xét duyệt để địa phương có cơ sở và phát huy tác dụng di tích tốt hơn nữa.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

Di tích kỳ đài Thuận Châu được khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 1959 đến đầu tháng 5 năm 1959 hoàn thành.

Tư liệu kèm theo

Sự kiện trong di tích được bổ sung bằng tư liệu “Bác Hồ với Sơn La”. Do ban tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La phát hành năm 1986.

- Video kỳ đài thuận châu

-  Ảnh 1, Ảnh 2


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da