Chi tiết hồ sơ

Tên Di tích lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến
Địa điểm tiểu khu 12 , Thị trấn Mộc Châu, Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mộc Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Mộc Châu
Mô tả chi tiết

I. Lịch sử tên gọi:

            Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, toàn Đảngn toàn dân và toàn quân ta tập trung lực lượng vào nhiệm vụ củng cố chính quyền, xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dâ. Thời gian này Đảng ta coi trọng xây dựng lực lượng quân sự địa phương. Tháng 10 năm 1945 chính phủ quyết định tổ chức 12 chiến khu trong cả nước để tiện chỉ đạo và phát huy khả năng độc lập từng địa phương trong nhiệm vụ “ Kháng chiến kiến Quốc”.

            Ngày 27/2/1947 Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia quyết định thành lập mặt trận Miền Tây (Tây Tiến) do Đ/c: Hoàng Sâm (Khu trưởng chiến khu II), đ/c Lê Hiến Mai (Tham mưu trưởng chiến khu II) trực tiếp chỉ huy mặt trận Tây Tiến.

           Trong những năm tháng xây dựng lực lượng, tham gia cuộc kháng chiếng thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trung đoàn 52 Tây Tiến đã lập nên những kỳ tích góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng Việt Nam và làm tròn nhiệm vụ Quốc tế cao cả với cách mạng Lào và Căm Pu Chia. Với thành tích xuất sắc đó, Trung đoàn 52 Tây Tiến đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Để mãi mãi ghi lại hình ảnh và những đóng góp của Trung đoàn 52 Tây Tiến, thể theo nguyện vọng của các cựu chiến binh trung đoàn Tây Tiến và tình cảm uống nước nhớ nguồn của nhân dân các dân tộc Sơn La đối với các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Được sự nhất trí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sơn La. Ban liên lạc các cựu chiến binh trung đoàn 52 Tây Tiến phối hợp với Đảng bộ, chính quyền huyện Mộc Châu xây dựng khu lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến tại đồi Nà Bó thị trấn Mộc Châu. Di tích được mang tên: Di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến.

II. Địa điểm phân bố di tích đường đi đến:

            Di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến được xây dựng trên đỉnh đồi Nà Bó thuộc tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đường đi đến di tích rất thuận lợi đối với khách tham quan, du khách có thể đi đến di tích bằng các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp, đi bộ. Từ thị xã Sơn La xuống tới di tích là 110km, từ Hà Nội lên tới di tích là 201km. Nếu du khách đi từ huyện lỵ Mộc Châu đi cửa khẩu Lóng Sập rẽ trái vào tới khu di tích là 400m.

III. Sự kiện lịch sử và thuộc tính di tích:

           Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, mảnh đất vùng biên cương phía Tây Bắc tổ quốc luôn được coi là vị trí chiến lược hết sức quan trọng là mảnh đất “Phên dậu của Tổ quốc”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ngày 27-2-1947, Đảng ta đã quyết định thành lập mặt trận Tây Tiến.

           Đây là chủ chương hết sức đúng đắn của Đảng và quân đội ta: Trung đoàn Tây tiến cùng các đơn vị vũ trang khác có nhiệm vụ đánh địch, phs tan âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp ở vùng Tây Bắc. Đồng thời trung đoàn Tây Tiến còn phải thực hiện một nhiệm vụ cao cả là giúp cách mạng Lào kháng chiến chống Pháp.

           Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy chiến khu II, mặt trận Tây Bắc, các đội Vệ quốc đoàn Tây Tiến đã sát cánh cùng quân dân các dân tộc địa phương và nước bạn Lào vừa củng cố chính quyền cách mạng, vừa liên tục chặn đánh quân địch ở Điện Biên Phủ, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Chiềng Pấc, Chiềng Khương, Mường Sại, Đường 41, Sông Mã. Nhưng do lực lượng ít, địa bàn rộng, trình độ tác chiến còn hạn chế nên bộ đội Tây Tiến và quân dân địa phương chỉ có thể đánh tiêu hao, chặn bước tiến của địch.

           Ngày 1/2/1947, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư động viên bộ đội Tây Tiến:

Kính gửi: Các chiến sỹ bộ đội Tây Tiến

“Các đồng chí.

Hôm nay các đồng chí lên đường lãnh nhiệm vụ tiến về hướng tây, theo goys một số đã sớm tiến lên mạn Điện Biên Phủ, Sơn La, Mộc Châu, Sầm Nưa hay miền lân cận Xiêng Khoảng, Sê Pôn.

Tôi viết thư này cho tất cả các đồng chí, người hiện đã ở tiền tuyến Miền tây cũng như những người vừa nhận được lệnh lên đường, nay vạch rõ được nhiệm vụ nặng nề thiêng liêng mà nước nhà đã giao phó. Tôi lại muốn kêu gọi cac đồng chí chuẩn bị tinh thần cho đầy đủ để ứng phó với tất cả những khó khăn hiểm nghèo nay đợi chờ các đồng chí ở nơi chiến địa.

Miền Việt tây đối với nước ta có vị trí chiến lược quan trọng.

Hùng cứ được vùng đó,không những quân địch ở vào cái thế “cứ cao lâm hạ” có thể uy hiếp hậu phương của chúng ta, mà chúng lại mong thực hiện cái âm mưu ác độc “dĩ Việt chế Việt” chia rẽ các anh em thiểu số, lập người Việt thiểu số để tiến đánh chúng ta.

Cái âm mưu chính trị lẫn quân sự ấy chúng đã  thực hiện ở Miền nam bằng cách chiếm cứ cao ở miền nam trung bộ và lợi dụng anh em dân tộc thiểu số ở đó. Ngày nay sở dĩ bộ đội ta ở miền nam trung bộ nhiều nơi phải chiến đấu trong những điều kiện khó khăn, sở dĩ trên các mặt trận, chúng ta thấy cái cảnh cốt nhục thương tàn, một số anh em Ra đê (Rhadé) làm tay sai cho Pháp là vì lúc mới khởi hấn, chúng ta khồn đủ lực lượng hành động, không kịp thời để ngăn ngừa quân Pháp tiến chiếm vùng cao nguyên.

Ở Miền Bắc Việt Nam thực dân Pháp cũng sẵn cái ý định khống chế các vùng dân tộc thiểu số từ Lai Châu đến Thanh Nghệ để tiến đánh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An và mong

Do những nhận xét nói trên các đ/c thấy rõ nhiệm vụ bảo vệ biên cương phía Tây của chúng ta và quan trọng đến chừng nào. Mỗi tấc đất miền Tây là một tấc đất của tổ quốc Việt Nam, chúng ta không thể để cho địch dễ dàng giẫm lên được. Mỗi một đồng bào miền Tây là một người dân đất Việt, chúng ta không thể không bảo vệ quyền lợi của đồng bào, không thể để đồng bào ta bị quân địch dày xéo hay lung lạc. Hơn nữa, bảo vệ được lãnh thổ và nhân dân miền Tây tức là gián tiếp bảo vẹ được đại hậu phương chúng ta, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng.

Trên con đường tiến về miền Tây, các đ/c sẽ phải lặn lội nơi rừng xanh suối bạc, ở những địa phương hàng nửa ngày đường không thấy một bóng người, thủy thổ không quen thuộc, vật chất thiếu thốn, ngôn ngữ bất đồng, nước độc rừng thiêng. Chỉ có một việc cất chân lên đường tiến về miền Tây là đủ tỏ cái chí hy sinh, cái lòng kiên nghị của các đồng chí. Các đ/c biết rằng trên mặt trận này bộ đội ta sẽ phải đương đầu với nhiều hiểm nghèo, khổ sở. Những sự hiểm nghèo, khổ sở có bao giờ chinh phục được lòng anh dũng của những thanh niên hăng hái, có bao giờ chinh phcuj được chí hướng của một dân tộc.

Tôi có mấy lời căn dặn các đồng chí, các đ/c ghi nhớ.

Một là đối với đồng bào thiểu số, các đ/c cần phải ăn ở tốt, lấy nói năng cử chỉ giúp đỡ hằng ngày mà chứng minh rằng chúng ta là đồng bào một nước, bao giờ cũng yêu thương nhau như anh em ruột thịt, từ những điều họ nghe thấy hằng ngày mà đưa họ đến chỗ giác ngộ. Trước hết chúng ta phải đánh tan cái thành kiến cho rằng anh em thiểu số miền Tây chưa có tinh thần dân tộc, không thể giác ngộ, chỉ biết phục tùng sức mạnh. Không có một con người nào là không thể tiến bộ, không có một dân tộc nào là không biết yêu nhà cửa ruộng nương của mình, không biết yêu nước và ghét quân thù. Kinh nghiệm Việt Bắc đã chứng tỏ điều này. Những việc đã làm ở Việt Băc tong hoàn cảnh khó khăn hơn, không lẽ gì lại không thực hiện được ở miền Tây.

Hai là đối với sức khỏe của mình, cần phải ra sức giữ gìn, không bao giờ quên nhãng nguyên tắc vệ sinh thường, không ăn quả xanh, không uống nước lã, vừa hành quân về không nên tắm nước suối, nơi nào có thể chặt cây lá làm chỗ nằm thì không nên ngủ đất, lại phải vận động luôn,, phải luôn luôn vui vẻ. Làm được như thế thì bệnh hoàn có thể tránh được một phần.

Ba là phải có sáng kiến và kiên tâm trong việc vận động nhân dân cũng như trong việc tiến đánh địch. Nếu sáng kiến và kiên tâm thì những khó khăn của ta về lương thực, đường xá sẽ trở nên những khó khăn của địch, những dễ dàng của địch trong khi chúng tập kích ta sẽ trở nên dễ dàng cho ta để tiến đánh  chúng.

Vạn nhất trong cuộc hành binh các đồng chí có dịp gặp anh em Lào hay Mèo thì phải đứng lên trên lập trường bình đẳng tương trợ giúp đỡ trong cuộc vận động giải phóng của họ, mà tiếp xúc và giải quyết mọi vấn đề..

Chúc các đồng chí hăng hái khỏe mạnh.

Công đức của các đồng chí, đồng bào và Tổ quốc sẽ ghi nhớ. Dưới sựi điều khiển của Bộ Chỉ huy Tây Tiến, các đồng chí mạnh tiến lên trên con đường vinh quang thắng lợi. Nếu trong cuộc kháng Nhật chúng ta thành công với khu giải phóng Việt Bắc thì trong cuộc kháng Pháp chúng ta phải thành công với công cuộc Tây Tiến.

 

Chào quyết thắng

Võ Nguyên Giáp

            Tuy mới thành lập, những hầu hết cán bộ chiến sỹ trung đoàn Tây Tiến đều là chiến sỹ giải phóng quân, vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu, xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị… Có lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, tình nguyện chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Trong 60 ngày đêm khói lửa mở đầu kháng chiến toàn quốc ở Thủ đô và đánh địch Ở Hải Phòng, Tây Bắc, mặc dù vũ khí trang bị của trung đoàn còn nghèo nàn, thiếu thốn, kiến thức quân sự, khả năng tác chiến còn hạn chế, giác ngộ cách mạng còn ở mức độ. Ý thức dân tộc cao của người dân một nước tự do độc lập, trí tuệ của người Việt Nam và sự gắn bó máu thịt với đảng bộ, chính quyền địa phương, cán bộ chiến sỹ đoàn Tây Tiến quyết giữ vững và phát huy truyền thống chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tiến hành thắng lợi cuộc khánh chiến thần thánh của dân tộc trên mặt trận miền Tây bắc của Tổ quốc.

            Về phía địch: Thời gian này quân Pháp ở Bắc bộ dần thoát khỏi thế bị bao vây giam chân tại các đô thị, tiến hành đánh tỏa rộng ra các vùng nông thôn, làm chiến tranh ngày một lan rộng trên miền Tây Bắc, quân Pháp ráo riết  tập trung lực lượng để đánh chiếm Hòa Bình từ 2 phía: Từ Sơn La theo đường 41 (quốc lộ 6A) xuống từ Mai Châu lên, kết hợp với nhẩy dù và từ Lào tiến sang. Âm mưu chiếm Hòa Bình của địch là: chiếm giữ đường 6A, đường 15 chia cắt hành lang chiến lược giữa quân khu 4, khu 3 với miền Tây Bắc và Việt Bắc, cô lập và chuẩn bị bàn đạp đánh căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời phối hợp với đồng bọn ở Thượng Lào, đánh phá 2 nước Việt – Lào.

            Đơn vị Tây Tiến đầu tiên là đại đội Vệ quốc đoàn do các đ/c Anh Đệ, Tuấn Sơn và Lam Ngọc chỉ huy đưa quân từ Hà Nội lên Mộc Châu. Đây là một điểm của bộ đội Tây Tiến tập kết từ xuôi lên rồi tỏa đi các mặt trận Tây Bắc biên giới Việt Lào.

            Ngày 7-10-1945 đồng chí Lê Hiến Mai Phó tư lệnh, tham mưu trưởng chiến khu II, cùng đặc phái viên của Chính phủ và trợ lý Thanh Tùng, bộ phận điện đài lên Mộc Châu, Khi lên tới Mộc Châu, được tin A lếch xăng đri đã về chiếm đóng thị xã Sầm Nưa. Đồng chí nhận định đây là một mối đe dọa trực tiếp đối với Tây Nam Sơn La (nhất là Mộc Châu), vì nếu từ Sầm Nưa chúng đánh sang chiếm được Mộc Châu thì Sơn La sẽ bị cô lập, nên đ/c đã báo cáo về Hà Nội xin chỉ thị của Trung Ương Đảng.

             Ngày 12-10-1945 sau khi nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng với nội dung: “Cứ cho bộ đội sang ta”. Ngày 15-10-1945 đồng chí Lê Hiếu  Mai nhận lệnh cho tiểu đoàn 52 (tức trung đoàn Tây Tiến) chuyển hướng sang Lào thực hiện nghĩa vụ Quốc tế.

           Ngày 22-10-1945, tiểu đoàn 52 giải phóng Sầm Nưa và đánh đuổi địch chạy về Xiêng Khoảng, đại đội đồng chí Nguyên Duy Phiên được lệnh tiến lên thị xã Sơn La vào hạ tuần tháng 10-1945, đồng chí Trần Quang Thường được cử lên làm chính trị viên, đại đội Phú Thọ do đồng chí Nguyễn Duy Phiên làm đội trưởng.

           Tháng 11-1945 nhân dân các dân tộc Mộc Châu, Sơn La tưng bừng tiếp đón chi đội 3 do đ/c Nam Hải và đ/c Lê Trọng Tấn chỉ huy, cùng lên có đại đội vệ quốc đoàn của Hà Nam do đ/c Thiều Văn Cố là đại đội trưởng, đ/c Đỗ Ngọc Du làm chính trị viên và đại đội vệ quốc đoàn của Nam Định do đ/c Hoàng Khải Tiến làm đội trưởng, đ/c Quỳnh là chính trị viên. Sau khi lên Mộc Châu các đ/c nhận lệnh chặn đánh một số đại đội khố đỏ do sĩ quan Pháp chỉ huy từ Sơn La tiến xuống.

            Đây là một trận đánh mà bộ đội ta phải đương đầu với một quân đội được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng đơn vị chiến đấu rất kiên cường chặn đánh cuốc tiến quân xâm lược lãnh thổ của địch, khiến chúng phải hoảng loạn tháo chạy. Trong trận đánh này đ/c đại đội trưởng Lê Thám đã hy sinh anh dũng, sau đó đội vũ trang tuyên truyền của Cao Bằng do đ/c Hoàng Đông Tùng làm đội trưởng được bổ sung cho đơn vị. nhận được lệnh giải thể cung cấp cán bộ cho các Châu xây dựng củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở.

            Đầu năm 1946, tư lệnh chiến khu II Hoàng Sâm sau khi giải phóng Sầm Nưa  đã quay về Mường Hét dự cuộc họp với đại diện quân đội Quốc gia Lào để bàn về việc thành lập mối liên minh chiến đấu Việt – Lào. Sau đó đ/c Hoàng Sâm trở về Sơn La triệu tập các cán bộ chủ chốt của Trung đoàn , đại diện ban cán sự và UBHC tỉnh Sơn La công bố quyết định thành lập Ban chỉ huy trung đoàn Sơn La. Tháng 11 -1946, đ/c Lê Trọng Tấn được Trung ương cử lên Sơn La lần thứ 2 để thay cho đ/c Phùng Thế Tài, đ/c làm trung đoàn trưởng.

            Ngày 6-3-1946 quân Pháp ở Thuận Châu, Chiềng Pấc, chúng ra sức cấu kết với bọn phản động địa phương cho xây dựng hệ thống đồn bốt, bắt thanh niên đi lính, tập hợp bọn tay sai cũ, lập chính quền tề ngụy và sử dụng bọn phản động dẫn đường chỉ điểm để đàn áp lực lượng tự vệ, bộ đội và gia đình cách mạng. Mặt khác chúng ra sức càn quét vơ vét của cải, bắt dân nộp lương thực, thực phẩm, bắt phụ nữ lên đồn. Những thủ đoạn đàn áp dã man và cướp bóc trắng trợn của quân Pháp khiến chi nhân dân càng thêm căm thù, sẵn sàng ủng hộ bộ đội, tham gia kháng chiến. Bọn phản động địa phương dẫn đường cho quân Pháp đánh chiếm Mường La và Mường Chanh (Mai Sơn), Mộc Châu. Chúng phối hợp với quân Pháp ở Lào đánh sang rồi đánh xuống Chiềng On, Tô Vang. Bộ Chỉ huy chiến khu II pháo điều 2 đại đội lên chi viện cho Mộc Châu.

            Ngày 25-4-1947 quân Pháp nhảy dù chiếm đánh ở Mộc Châu; Do vậy toàn trung đoàn rút quân sang Tây nam Phú Thọ để bảo toàn và củng cố lực lượng. Đến tháng 10-1947, trung đoàn 148 còn được ban chỉ huy chiến khu chi viện cho tiểu đoàn 56. Trong khi Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đang đẩy mạnh phong trào kháng chiến. Quân và dân Tây Bắc bắc bộ với lực lượng trang bị vũ khí có hạn nhưng vẫn cương quyết dũng cảm chặn từng bước tiến của quân thù. Thời gian này quân Pháp từ các vị trí đã chiếm đóng như: Thuận Châu, Mường Hung. Sốp Cộp, Chiềng Khương, Chiềng Cang. Hát Lót, Yên Châu, Mộc Châu. Chúng đã tổ chức thành nhiều đợt tấn công mở rộng vùng chiếm đóng, tuyển mộ ngụy binh Thái, lôi kéo Thổ Ty ở Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, hà Giang lập cơ sở phản động chống đối Cách mạng và đàn áp bóc lột nhân dân các dân tộc trong vùng.

            Tháng 7-1947, có thêm chi viện quân Pháp từ Thuận Châu đánh chiếm Sơn La, Hát Lót, Mai Sơn, Tạ Khoa, Chiềng Ban, Yên Châu, Mộc Châu. Lực lượng địa phương cùng với trung đoàn 148 Sơn La làm nòng cốt liên tiếp chặn đánh địch ở Hát Lót. Nổi bật là trận tập kích ở Mộc Hạ, Mộc Châu, đã tiêu diệt được nhiều địch trong đó có tên quan 3 Pháp và thu được nhiều chiến lợi phẩm của chúng. Nhưng do lực lượng của ta có hạn, quân địch đã chiếm được một vùng rộng lớn từ Sầm Nưa (nước Lào) đến Sông Mã. Tại các vùng chiếm đóng địch đặt bộ máy cai trị, đóng quân ở nhiều vị trí, khủng bố bóc lột nhân dân, mua chuộc quan lại cũ, chia rẽ dân tộc, chia rẽ tình đoàn kết Việt – Lào, đồng thời chúng tổ chức các ổ phỉ quấy rối miền Tây và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình.

            Cuối năm 1947, trung đoàn 52 và trung đoàn Thủ đô đứng chân trên đất Hòa Bình và chuyển dần phương thức hoạt động: Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung theo chủ trương của hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ IV họp từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 9 năm 1947; đồng thời thực hiện “huấn luyện về cuộc vận động, luyện quân đội, lập chiến công” và “huấn luyện về phát động du kích chiến tranh” của bộ tổng chỉ huy.

           Tháng 10.11.12 năm 1947, thực dân Pháp huy động 12 nghìn quân với nhiều máy bay, xe tăng, pháo lớn… bắt đầu chúng tấn công Việt Bắc hòng tiêu diệt thủ đô kháng chiến của ta. Nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Trung đoàn Tây Tiến phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị bạn đẩy mạnh hoạt động chiến đáu giữ chân địch không cho chúng tập trung quân đánh lên Việt Bắc. Thời kỳ này trung đoàn gặp nhiều khó khăn, ngoài nhiệm vụ đánh địch còn phải đối phó với các loại bệnh tật nhất là sốt rét, hổ báo, rắn độc, ruồi vàng (hình ảnh của bộ đội Tây Tiến đã được nhà thơ Quang Dũng khắc họa “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùng…Rải rác biên cương mồ viễn xú…Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Trong hoàn cảnh gian khổ đó trung đoàn Tây Tiến đã biết dựa vào chính quyền và nhân dân địa phương, nêu các quyết tâm chiến đấu bảo vệ căn cứ, bám đất, bám làng, tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc tích cực tham gia kháng chiến. Tuy kết quả diệt dịch còn hạn chế, nhưng buộc địch phải co cụm lại những đòn bốt chính, vì vậy các phong trào cách mạng địa phương phát triển mạnh mẽ.

            Tháng 6 năm 1949, Trung đoàn 52 Tây Tiến đổi tên thành trung đoàn 12 thuộc liên khu III. Từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1950, các đ/c An Giang (trung đoàn trưởng), đ/c Lê Tư (chính ủy) và đ/c Trần Quang Thường (trung đoàn phó) được cấp trên lần lượt điều động đi nhận công tác mới. Đ/c Ngô Lân và Đ/c Lê Khanh được bổ nhiệm làm trung đoàn trưởng và chính ủy trung đoàn 12.

            Từ ngày thành lập trung đoàn (27-2-1947) đến khi thành lập đoàn 52 mới thuộc đại đoàn đồng bằng sư đoàn 320 ngày nay. Trung đoàn đã trải qua những năm chiến đấu, công tác cực kỳ gian khổ và hào hùng trên địa bàn miền Tây Bắc bộ, những thắng lợi của quân và dân trên toàn miền Tây đã có ý nghĩa chiến lược lớn, không những đã bảo vệ được khu căn cứ địa Việt Bắc và miền xuôi mà còn tọa tiền đề để mở đường phối hợp chiến đấu với quân giải phóng Thượng Lào, mở đường tiến công về phía nam thực hiện Đông Dương là một chiến trường.

           Sinh ra từ cuộc kháng chiến gian khổ kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược, từ đó đến nay trung đoàn Tây Tiến đã trải qua một trặng đường chiến dấu và xây dựng hơn nửa thế kỷ, 5 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 13 năm xây dựng và bảo vệ Miền Bắc và chi viện cho Miền Nam chống Mỹ, 8 năm trực tiếp tham gia chiến đấu giải phóng Miền nam và làm nhiện vụ ở tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh, 20 năm xây dựng chiến đấu bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Đoàn quân Tây Tiến đã bước đi khắp mọi nẻo đường đất nước, có mặt trên khắp chiến trường như: Mặt trận Tây Tiến, Thượng Lào, đồng bằng Bắc Bộ, Trị Thiên, Tây Nguyên, khu 5, Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Việt Bắc và nước bạn Căm Pu Chia.

           Năm mươi năm đã trôi qua những chiến công oanh liệt của đoàn quân Tây Tiến đã được ghi vào lịch sử, những chiến tích và kinh nghiệm phong phú của lớp lớp cha anh đã để lại mãi mãi đó là tài sản vô giá trong hành trang của cán bộ chiến sỹ trung đoàn 52 Tây Tiến hôm nay, nâng bước họ tiến nhanh trên con đường xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, theo bước  “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới viết lên những trang sử rực rỡ hào hung của dân tộc xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng của Bác Hồ và nhân dân.

           Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng sang tác năm 1948 như linh hồn của trung đoàn Tây Tiến gắn với chiến sỹ trên bước đường hành quân ra trận và bài thơ đã đi cùng năm tháng với dòng thơ ca cách mạng Việt Nam, cũng là một tác phẩm thơ ca trong giáo trình văn học của các thế hệ học sinh Việt Nam.

Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

 

Dốc lên khủy dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây sung ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

 

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên sung mũ bỏ quên đầu!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp true người

Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

 

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viêng Chăn xây hôn thơ

Người đi Mộc Châu chiều sương ấy

Có thấy dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ ho đong đưa

 

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường đi thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Xầm Nưa chẳng về xuôi.

 

Phù Lưu Chanh 1948

Quang Dũng

            *Những thành tích của Trung đoàn 52 Tây Tiến

*Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Đã loại khỏi vòng chiến đấu 11.439 tên địch trong đó có 3.049 lính Âu Phi: Thu và phá hủy 6.158 súng các loại, 76 xe cơ giới, 8 ca nô tàu chiến, 3 máy bay và hang tram tấn đạn dược, quân dụng.

Trung đoàn đã vinh dự được tặng cờ “Quyết chiến, chiến thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được mang tên truyền thống đoàn Đông Biểu; trung đoàn được 8 huân chương quân công và 218 huân chương các hạng.

Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1955 – 1975)

Loại khỏi vòng chiến đấu 13.000 tên địch, diệt gọn 4 tiểu đoàn, 13 đại đội và 1 chi khu, đánh triệt hại 8 tiểu đoàn và hàng chục đại đội khác, bắn rơi 54 máy bay, thu được 200 xe quân sự và trên 2.000 súng các loại.

            Trung đoàn (Lữ đoàn) được tặng 3 huân chương quân công giải phóng (1 hạng nhất, 2 hạng nhì) 1 huân chương chiến công giải phóng hạng nhất, 32 tập thể được tặng huân chương chiến công, 500 lượt cán bộ chiến sỹ được tặng huân chương, hàng ngàn lượt cá nhân được tặng bằng khen, giấy khen, danh hiệu dung sỹ và chiến sỹ thi đua. Trung đoàn được nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quí đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 3 – 6 – 1976)

Thời kỳ truy qúet PULRO, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế:

Truy quét PULRO: diệt 100 tên địch, có 1 tên thiếu tướng tỉnh trưởng, 1 tên trung tá trung đoàn trưởng, 1 tên quận trưởng, bắt sống 73 tên và thu được nhiều loại vũ khí.

Chiến đấu ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế:

Loại khỏi vòng chiến đấu 4.408 tên địch và nhiều loại vũ khí, đạn dược.

           Trong quá trình thành lập, chiến đấu và bảo vệ tổ quốc; ngoài những thành tích của tập thể trung đoàn mà đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trong đó có 2 cá nhân được phong và truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đó là: Anh hùng liệt sỹ Trương Công Man, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Ngữ.

           Để lưu danh các chiến sỹ trung đoàn 52 Tây Tiến tại tỉnh Hỏa Bình đã có một đài tưởng niệm liệt sỹ Tây Tiến đặt tại Châu Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ngày 20 thangs12 năm 1990 do chính quyền địa phương xây dựng với hình tượng lưỡi mác vút cao, chiếc cồng và cờ đỏ sao vàng. Nơi đây chỉ trong một thời gian ngắn gần 200 thương bệnh binh Tây Tiến đã vĩnh viễn nằm trong sự tiếc thương của đồng đội và đồng bào các dân tộc. Đã có một bia “Chiến tích của bộ đội Tây Tiến và quân dân Mai Châu tong kháng chiến chống thực dân Pháp” được chính quyền địa phương xây dựng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Mai Châu ngày 22 – 12 – 1993.

            Mộc Châu là nơi tập kết của bộ đội Tây Tiến từ miền xuôi lên rồi tỏa đi các mặt trận Tây Bắc, biến giới Việt Lào. Để ghi nhớ công ơn của các chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La đồng thuận xây dựng di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiền. Công trình được khởi công tháng 3 năm 2006, khánh thành ngày 17 – 9 – 2006.

Dưới đây là danh sách các đại đội trung đoàn Tây Tiến:

1.                  Đại đội Nam Định

2.                  Đại đội vũ trang Thanh Tùng

3.                  Đại đội Bế Văn Sắt

4.                  Đại đội Sơn Tây

5.                  Đại đội Hà Nam

6.                  Đại đội Ninh Bình

7.                  Đại đội Anh Đệ

8.                  Đại đội Bắc Sơn

9.                  Đại đội Phú Thọ

10.              Đại đội Bắc Giang

11.             Đại đội Kim Anh

12.              Chi đội 3 có 3D,71, 90, 86 và D Kim Thành

13.              Trung đoàn 52 có 4D

Bản danh sách các đ/c là trung đoàn trưởng (Lữ đoàn trưởng), chính ủy (Phó trung đoàn trưởng chính trị), phó trung đoàn trưởng quân sự (Phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng) qua các thời kỳ 1945 – 2002

A.                 Trung đoàn trưởng (Lữ đoàn trưởng)

1.                  Đ/c Chu Đốc

2.                  Đ/c An Giao

3.                  Đ/c Ngô Lân

4.                  Đ/c Phùng Thế Tài

5.                  Đ/c Bùi Sinh

6.                  Đ/c Hoàng Văn Kháng

7.                  Đ/c Nguyễn Văn Ích

8.                  Đ/c Quế

9.                  Đ/c Đặng Văn Đồng

10.              Đ/c Hoàng Sỹ Lê

11.             Đ/c Cao Biển

12.              Đ/c Bùi Đình Hòe

13.              Đ/c Trần Bích

14.              Đ/c Hồ Hải Nam

15.              Đ/c Nguyễn Trí Thuận

16.              Đ/c Nguyễn Quý

17.              Đ/c Dương Văn Niên

18.              Đ/c Trần Văn Kế

19.              Đ/c Nguyễn Minh Tác

20.              Đ/c Trần Phú Quốc

21.              Đ/c Trần Đình Quyền

22.              Đ/c Nguyễn Phú Vị

B.                Chính ủy (Phó trung đoàn trưởng chính trị)

1.                  Đ/c Hùng Thanh

2.                  Đ/c Lê Lư

3.                  Đ/c Lê Khanh

4.                  Đ/c Văn Doãn

5.                  Đ/c Nguyễn Văn Hải

6.                  Đ/c Trần Phong

7.                  Đ/c Phạm Tiến Khu

8.                  Đ/c Vũ Trường Long

9.                  Đ/c Lệnh

10.             Đ/c Đặng Ngọc Truy

11.             Đ/c Thưởng

12.             Đ/c Nguyễn Ngọc Trản

13.             Đ/c Nguyễn Thanh Thuần

14.             Đ/c Lê Nông

15.             Đ/c Chu Văn Chư

16.             Đ/c Nguyễn Xuân Hải

17.             Đ/c Đỗ Đình Lưu

18.             Đ/c Nguyễn Văn Tích

19.             Đ/c Trần Đình Hang

20.             Đ/c Giang Lê Kiều

21.             Đ/c Trần Thanh

22.             Đ/c Nguyễn Mạc Lực

23.             Đ/c Nguyễn Thọ

24.             Đ/c Nguyễn Văn Hồng

C.                Trung (Lữ) đoàn phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng

1.                  Đ/c Quốc Linh

2.                  Đ/c Trần Quang Thường

3.                  Đ/c Bùi Sinh

4.                  Đ/c Bình Chuẩn

5.                  Đ/c hà Tiềm

6.                  Đ/c Bùi Đình Hòe

7.                  Đ/c Trần Bích

8.                  Đ/c Đoàn Văn Nghệ

9.                  Đ/c Cẩn

10.             Đ/c Phùng Căng

11.             Đ/c Cao Niên

12.             Đ/c Trử

13.             Đ/c Trần Văn Kế

14.             Đ/c Phạm Xuân Bưởng

15.             Đ/c Hoàng Văn Hoặc

16.             Đ/c Đặng Xuân Chiến

17.             Đ/c Nguyễn Minh Tắc

18.             Đ/c Đỗ Ngọc Viễn

19.             Đ/c Nguyễn Ngọc Phương

20.             Đ/c Vũ Duy Nhiệm

 

Thành tích chiến đấu vẻ vang và những phần thưởng cao quí của Trung đoàn Tây Tiến:

 

IV. Giá trị lịch sử của di tích

               Di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến là một dấu tích quan trọng minh chứng do một địa danh lịch sử Mộc Châu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của trung đoàn 52 Tây Tiến. Vượt qua mọi khó khăn gian khổ hy sinh kiên trì bám trụ chiến trường, chiến đấu trong lòng địch, kề vai sát cánh với nhân dân các dân tộc Mộc Châu Sơn La giải phóng quê nhà và cùng nhân dân Lào giải phóng Sầm Nưa.

Việc xây dựng di tích lưu niệm trung đoàn Tây Tiến đã thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của các chiến sỹ trung đoàn Tây Tiến, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La.

Nơi đây sẽ trở thành một di tích lịch sử, tâm điểm cho công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Là một công trình văn hóa tiêu biểu thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan, thưởng ngoạn.

 

V. Tình trạng bảo quản di tích:

Di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến xây dựng tháng 2 năm 2006, kháng thành vào ngày 17 tháng 9 năm 2006. Với chất liệu xây dựng bằng xi măng, vôi, cát.

Hiện nay di tích đang được Bảo tàng Sơn La lập hồ sơ di tích để trình, đề nghị tỉnh xếp hạng.

Vì vậy di tích cần được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng bảo vệ và phát huy tốt tác dụng của di tích.

Loại hình di sản Di tích Lưu niệm sự kiện Lịch sử Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng 28/2/2007
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Hiện nay di tích không sưu tầm được hiện vật gì
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

IX. Các biện pháp bảo vệ và sử dụng di tích

Với nội dung và ý nghĩa lịch sử của di tích như đã phân tích ở trên, Bảo tàng Tỉnh đã phân loại di tích này với qui mô là tỉnh xếp hạng và quản lý.

Di tích xây dựng trên một vị trí khá thuận lợi, nơi đây cũng là một trong những điểm nối các di tích trong huyện Mộc Châu, cũng như của tỉnh để hình thành tuyến thăm quan du lịch trong huyện và tỉnh. Vì vậy chúng tôi đưa phương án bảo vệ di tích như sau:

1. Trước tiên là phải lập bản đồ qui hoạch khu vực bảo vệ khu di tích tránh sự xâm hại của con người.

2. Cắm biển báo di tích

3. Xây dựng một biển tóm tắt nội dung di tích

4. Làm đường vào di tích, hai bên đường lên bấc của di tích trồng cây hoa ban trắng và hoa đại, xây dựng bồn hoa cây cảnh

5. Cần thành lập tổ bảo vệ di tích

Nhìn toàn cảnh di tích mang tính chất tôn nghiêm, hiện đại. Nơi đây sẽ trở thành một công trình văn hóa lịch sử của huyện Mộc Châu nói riêng và của tỉnh Sơn La nói chung. Cùng với các di tích khác của huyện Mộc Châu di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến sẽ là cầu nối, điểm phục vụ cho công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo các đối tượng khách tham quan, góp phần vào kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong những năm tới.

X. Cơ sở pháp lý và bảo vệ di tích

Phải có bản đồ khoanh vùng quy hoạch, giấy cấp đất cho di tích.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

Di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến được xây dựng trên một quả đồi thấp thuộc tiểu khu 12, thị trấn Mộc Châu với tổng diện tích là 1.120m.

Tư liệu kèm theo

1. Sách “Tây Tiến 55 năm” nhà xuất bản Hà Nội – năm 2002

2. “Lịch sử trung đoàn 52 Tây Tiến sư đoàn 320, 1947 -2002” nhà xuất bản quân đội nhân dân

3. Ban liên lạc truyền thống cựu chiến binh Tây Tiến trung đoàn

4. Một số hồi ký của các cựu chiến binh trung đoàn 52 Tây Tiến

- Ảnh , ảnh 2

Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 4, Ảnh 5, Ảnh 6


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da