Chi tiết hồ sơ

Tên Đồn Bản Mo
Địa điểm tiểu khu 3 , Thị trấn Phù Yên, Phù Yên, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Phù Yên Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Thị trấn Phù Yên
Mô tả chi tiết

1. Sự kiện nhân vật và thuộc tính di tích.

Sau cách mạng tháng 8/1945 chưa được bao lâu thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, Nền độc lập của dân tộc Việt Nam đứng trước nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc.

            Phía Tây Bắc Tổ Quốc , sau khi chiếm được Lai Châu, thực dân Pháp lập tức dồn lực lượng xuống chiếm Sơn La. Ngày 5/1/1947, từ Chiềng Bấc quân Pháp đánh chiếm châu lỵ Mường La. Ngày 7/1, địch ném bơm và tập kích vào Hát Lót nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của tỉnh Sơn La. Ngày 15/1, quân Pháp ồ ạt đánh chiếm châu lỵ Mai Sơn. Đến tháng 2/1947 địch mở nhiều đợt hành quân tấn công xuống Yên Châu, nhưng bị bộ đội ta chặn đánh và cầm cự với giặc suốt 2 tháng liên tục. Chiến sự lan gần đến Phù Yên . Nhận định về tình hình Sơn La, liên khu ủy khu X chỉ rõ: Địch càn quét dồn dập, một phần bộ đội phải bỏ Sơn La, rút sang tả ngạn Sông Đà bám chặt lấy Phù Yên, một phần rút về Yên Châu, Mộc Châu để chống giữ địch khỏi lan rộng xuống chiếm đóng phía Nam Sơn La. Một tuyến phòng thủ được thiết lập theo thế chân kiềng. Yên Hâu - Mộc Châu - Phù Yên. Địa bàn Tạ Khoa, Phiêng Ban, Gia Phù, Tân - Tường phong, Vạn Yên trở thành những vị trí quan trọng trong tuyến phòng thủ này.

           Với vị trí cửa ngõ then chốt về hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, là địa bàn nối liền giữa vùng Tây Bắc với Việt Bắc và Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang - vùng căn cứ kháng chiến của ta. Vì vậy, ngay từ đầu năm, Phù Yên sớm trở thành vùng đệm của chiến sự.

           Chiếm được tới đâu thực dân Pháp ra ra sức củng cố phạm vi chiếm đóng tới đó và tiếp tục mở rộng và kiểm soát theo kiểu" vết dầu loang" thực hiện âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" .

           Về phía ta do có sự chuẩn bị trước và có chủ trương đúng đắn nên khi địch tấn công chiếm đóng phần lớn Phù Yên, bộ đội chủ lực rút khỏi địa bàn, nhưng phần lớn cán bộ trong toàn châu vẫn ở lại bám trụ, nắm dân, nắm tình hình địch, xây dựng cơ sở, giữ vững niềm tin của nhân dân vào Chính phủ.

           Tháng 7/1947 tại bản Manh (Mường Bang), châu bộ Việt Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ chủ chốt, nhằm đánh giá tình hình Phù Yên từ khi bị địch chiếm đóng, quán triệt và triển khai kế hoạch của tỉnh ủy Sơn La về việc phát động phong trào đấu tranh vũ trang của quần chúng, xây dựng khu  tranh đấu, tích cực xây dựng cơ sở bí mật tại vùng địch chiếm đóng, phân công một số cán bộ phụ trách các vùng và các cơ sở tản cư của đồng bào Phù Yên.

            Để chuẩn bị cho cuộc chiên đấu mới gian nan, quyết liệt hơn, ngày 14/11/1947 tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức hội nghị tại căn cứ Mộc Hạ Mộc Châu đánh giá sự đấu tranh kiên cường của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, hội nghị cũng đánh giá cáo kết quả việc gài cán bộ ở lại, nắm dân, nắm tình hình thực tế, xây dựng cơ sở kháng chiến ở Phù Yên.

           Bước sang năm 1948 Địch tăng cường cũng cố Sơn La thành đại bản doanh của khu vực Tây Bắc, lực lượng trên 7.000 tên gồm 2 tiểu đoàn thái, 1 tiểu đoàn Mường, 1 tiểu đoàn Lào, 1 tiểu đoàn Ma rốc, các đại đội biệt kích, lính dõng đóng rải rác ở gần 90 cứ điểm  trên địa bàn.Riêng Phù Yên địch tăng cường càn quét, lập hàng loạt đồn bốt và tăng cường bắt lính, tập trung cũng cố các cứ điểm xung yếu.Trước sự uy hiếm tập kích liên tục của bộ đội chủ lực và du kích liên tục của bộ dội chủ lực và du kích của ta đáng bất ngờ vào các căn cứ điểm, gây cho chúng nhiều thất bại, địch đã tập trung cúng cố xây dựng đồn bản Mo (Quang Huy) thành cứ điểm căn cứ có hào, chống, rào, kẽn gai dày đặc hầm ngầm hầm chiến đấu, ngoại vi căn cứ là hệ thống tháp canh và đội tuần lưu động ngày đêm đi sự sạo. Nhân dân các bản bị chúng dồn về tập trung ở xung quanh đồn để làm lá chắn cho chúng.

            Đầu tháng 4/1948 duc kích Tân, Tường Phong tập kích bất ngờ đồn Vạn Yên và đồn Đồng Mường (Tường Phù). Đó là trận đánh mở màn cho cuộc đấu tranh vũ trang của ta ở mậu dịch Tường Phù. Cuộc đấu tranh vũ trang được huyện Phù Yên phát động quyết định mũi chính là Tường Gia Phù. Công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương bí mật, chủ trương đấu tranh được phổ biến cán bộ và nhân dân. Đội vũ trang tuyên truyền 88 là lực lượng nòng cốt tham gia đấu tranh phối hợp với du kích dánh địch càn quét khủng bố. Du kích địa phương đã được tổ chức căm chông, đặt bẫy phục kích địch, Đồng bào vùng căn cứ làm lũng lán bí mật, cất dấu đồ đạc sẵn sàng chống khủng bố. Không khí đấu tranh sôi nổi khắp địa bàn, lực lượng du kích các xã trong huyện được tăng cường củng cố.

           Thu đông năm 1949 bộ đội và du kích Phù Yên liên tục phục kích chặn đánh địch trên các đường giao thông, gây cho chúng nhiều thiệt hại buộc địch phải rút khỏi đòn bản Pe lên đồn Phiêng Ba. Trước tình hính đó cuối năm 1949 huyện ủy Phù Yên quyết định khảo sát chuẩn bị xây dựng cơ sở đồng bào Mông ở phía Tây Bắc của huyện vùng Pắc Lưm, Pắc Ngà (sau gọi là vùng 99).

           Đầu năm 1950 Trung ương chủ trương tập trung các đại đội độc lập xây dựng các đơn vị chủ lực mạnh chủ động giành thế chủ động trên chiến trường. Tỉnh ủy Sơn La đã có chỉ thị gấp rút củng cố lực lượng vũ trang địa phương để thế chân các đơn vị bộ đội, mỗi đội phải tổ chức 1 đại đội hoặc trung đội bán vũ trang chủ động đánh địch mọi lúc mọi nơi.

            Để đối phó với tình hình địch ngày càng điên cuồng đánh phá các cơ sở kháng chiến trong toàn tỉnh, ngày 3/2/1950 , Tỉnh ủy Sơn La đã họp quán triệt Nghị quyết của TW về chuyển mạnh sang tổng phản công, đề ra nhiệm vụ tiếp tục củng cố cắn kháng chiến, phát triển cơ sở hậu địch và một số nhiệm vụ cấp bách về kinh tế quân sự. Tỉnh ủy quyết định mở chiến dịch tổng phá tề trong toàn tỉnh và chọn Phù Yên lầm khâu đột phá sau đó mở rộng ra các huyện trong tỉnh.

          Triển khai sự chỉ đạo và kế hoạch trong tỉnh, đầu tháng 3 và trong tháng 4/1950 Huyện ủy Phù Yên tập trung chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến dịch. Cán bộ hậu địch ở hai xã Quang Huy, Tân Tường Phong năm chắc danh sách ngụy quyền bán sát và theo dõi mọi biến động của địch. Giữ bí mật bất ngờ để chiến địch có kết quả. Huyện đã huy động tối đa mọi lực lượng cùng tham gia, nòng cốt là lực lượng địa phương, được tỉnh hỗ trợ chi hai tổ công an xung phong tham gia chiến dịch tiếp kết hợp với các tổ dân quân du kích ở các xã, bản để làm áp lực trong chiến dịch. Nhân ngày quốc tế lao động 1/5/1950 ta chính thức phát động tổng phá tề toàn huyện. Vào ban đêm bồ đội và du kích hoạt động phục kích  dọc đường từ Tường Phù vào Quang Huy đột nhập các bản, tuyên truyền nhân dân ủng hộ kháng chiến, thuyết phục đội ngũ ngụy quyền đi theo cách mạng, Khống chế và trừ khử một số tên tay sai khét tiếng gian ác, phản động, ta cắt đứt hàng ngàn mét dây diện thoại của địch. Nguy quân, ngụy quyền lao động có nơi tan rã bỏ ngũ về nhà. Địch lúc đầu lúng túng, bị động đối phó, sau đó chúng tập trung củng cố đồn bốt , bắt dân vào và tập trung dân xung quang đồn để làm lá chắn cho chúng. Ngày 9/5/1950 ddihj từ đồn Trai và đồn Mo mở cuộc càn quét vào suối Tọ cướp bóc bắn giết vùng đồng bào Mông hòng tiêu diệt bộ máy chỉ đạo chiến dịch phá của ta, nhưng ta đã chủ động đối phó  rút về nơi an toàn. Địch liên tiếp mở nhiều cuộc càn quét khu tranh đấu Mường Thải, Mường Bang, Mường Dom Đá Đỏ vùng đồng bào Mông ven tả ngạn sông Đà thuộc Phù Yên ... Chúng đốt phá mùa màng, đòn dân lập vành đai trắng lùng bắt cán bộ, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, gián điệp do thám căn cứ của ta.

            Ngày 15/5/1950 một toán địchvào lùng sục bản Thái, bị du kích mai phục chặn đánh một số quân đích bị thương chúng phải rút chạy. Khu tranh đấu được củng cố và tiếp tục mở rộng, nhiều tổ du kích được hình thành ở cả vùng dân tộc Dao. Cuối tháng 5/1950 tại bản Píp ( Mường bang) huyện ủy họp kiểm điểm về chiến dịch phá tề và quyết định thành lập đội vũ trang tuyên truyền gồm 10 đồng chí chọn từ cán bộ, du kích bồ đội địa phương. Đội  có nhiệm vụ đi gây dựng cơ sở ở vùng cao Tường Gia Phù, đồng thời làm nhiệm vụ bắt liên lạc với huyện ủy Mường La. đích đến là vùng Pắc Ngà , Pắc Lừm.

            Để đối phó với phong trào kháng chiến ngày càng lên mạnh ở kháp mọi nơi, địch tăng cường củng cố các vị quân sự, bổ sung thêm quân số, đạn dược, xâu dựng sân bay tại đồn bản Mo và đồn bản Trai, sẵn sàng tiếp ứng cho nhau. Bắt đầu thừ 10/1950, địchtăng cường đánh phávvùng tự do , khu tranh đấu của ta , có điểm chúng càn đi quét lại nhiều lần, mở nhiều cuộc hành quan quy mô, phối hợp với các đồn bốt để càn quét, thực hiện chính sách: đốt sạch, phá sạch các lũng lán, thóc gọa đồ dùng của dân, vơ vét của cải bắt dân tập trung về đồn.

            Tháng 11/1950 địchhuy động binh lính đồn bản trai, Vạn Yên phối hợp với ccs đồn Nà Mường ( Mộc Châu) Mường Lượng ( yên Châu) tổ chức các cuộc hành quân đốt phá khu tranh đấu đá mỏ, bắt dân tập trung về đồn vạn yên. Phát hiện ta xây dựng cơ sở vùng đồng bào Mông kiểm soát toàn bộ vùng tả ngạn sông Đà, ngày 20/12/1950 thực dân Pháp cho một tên quan 2 chỉ huy hơn 70 lính trang bị vũ khí hiện đại lên xây dựng đồn Pắc Ngà. chúng dồn dân về tập trung quanh đồn khủng bố đồng bào Mông ở suối Lềnh. Được bọn tay sai chỉ điểm, dịch ráo riết khủng bốm, bắt bớ quần chúng trung kiên của ta gây cho ta nhiều khó khăn. Một số đồng chí đang hoạt động ở khu 99 bị địch phục kích đã hy sinh anh dũng.

            Trước sự phát triển nhanh, mạnh của phong trào kháng chiến ở Phù Yên, thực dân pháp đã tìm  mọi thủ đoạn để tiêu diệt, Chúng điên cuồng tàn sát đồng bào cướp của, đốt phá bản lang. Địch tiếp tục huy động binh lính cả đồn Vạn Yên, bản Trai, Mường Lựm  (Yên Châu) mở cuộc càng quy mô, khủng bố khu di tích đá đỏ hàng tuần tiền. Đi tới đâu chúng bắn giết, đốt phá dòn dân tập trung xung quanh đông lập vành đai trắng hòng bắt nhân dân khỏi căn cư kháng chiến để dễ bề thống trị.

            Tháng 9/1952 bộ chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chính trị Tây Bắc nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng nhân dân và một số bộ phận đất đai Tây Bắc khỏi achs xâm lược thực dân Pháp. Thực hiện nhiệm vụ trên, tỉnh ủy Sơn La ra nghị quyết " Nhận rõ tình hình tích cực làm tròn  nhiệm vụ" Tỉnh ủy viên trực tiếp phụ trách từng huyện, mở lớp huấn luận cấp tốc cán bộ về công tác tiếp quản thành lập ban cung cấp tiền phương.

            Đảng bộ Phù Yên với tinh thần chủ động,bám sát yeeucaauf, tình hình ngày từu đầu năm 1952v đã tăng cường lãnh đạo mọi mặt kháng chiến tiếp tục củng cố các cắn cứ, khu tranh đấu, đẩy mạnh tập kích quấy rối địch , xây dựng củng cố lực lượng cách mạng. Đặc biệt lực lượng bộ dội địa phương và dân quân du kích đã phối hợp chặt chẽ với 1 đại đội quân báo của bộ tổng tham mưu, bí mật luồn sâu, trinh sát các đồn bốt địch ở phù yên chuẩn bị kỹ địa bàn cho chiến dịch toàn thắng. Đồng thời Đảng bộ Phù Yên còn tích cực vận động nhân dân đóng góp lương thực cung cấp cho bồ đội thanh niên phù yên hăng hái ra nhập lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch. Tạo điều kiện cho các đơn vị bộ đội chủ lực hành quân từ Thanh sơn - Mường Lang - Mường do đến tập kết chiến đấu, ở quan huy - Tường Phù giữ bí mật tuyệt đối đến trước ngày nổ súng.

            Ngày 14/10/1952 chiến dịch Tây Bắc bắt đầu. trong đợt I của chiến dịch hướng tấn công của bộ đội là phân khu nghĩa lộ và tiêu khu Phù yên đồng thời với các mũi tấn công vào các cư điểm địch ở nghĩa lộ, và tiểu khu Phù Yên đồng thời với các mũi tấn công vào các cứ điểm địch ở Nghĩa Lộ thì tại Phù Yên các đơn vị đại đoàn 306 có sự phối hợp chặt chẵ của bồ đội địa phương và dân quân du kích bắt đầu rút lửa căm thù xuống đàu giặc mở màn cuộc tấn công. Tieeuir đoàn 439( thuộc trung đoàn 98) tiến công tiêu diệt dồn bản trai ( Gia Phù) nhằm chia cắt trung tâm chỉ huy của địch tại đồn Mo với các điểm khác ở phía Tây Bắc, đồng thời chốt chặt đưởng rút lui của địch sang hướng tây bắc . Với lối tấn công áp sát, bất ngờ, đêm ngày 14/10/1952 các mũi tấn công của tiểu đoàn 439 đồng loạt nổ súng, chưa đầy 1 h đồng hồ, đồn bản trai bị tiêu diệt hoàn toàn ta bắt sống 1 trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí  tiếp đó bồ đội chủ lực đánh chiếm đồn bản diệp và đồn bản muối. Địch bị tiêu diệt, một số lính dõng ra hàng, tan rã.

            Ngày 15/10 tiểu doàn 88 ( trung đoàn 176) phục khích hai trung đội địch từ Mường Cơi rút về đồn bản mo diệt 30 tên, bắt sống 12 tên, chur yếu là lính Âu Phi.

           Ngày 18/10 ta tập trung binh lực bao vây tấn công đồn bản Mo, trận đánh vào khu trung tâm đầu não của thực dân Pháp ở tiểu khu quantrongj này diễn tra quyết liệt, địch cùng đường chống trả điên cuồng. Sau một loại đạt pháo và cối nã vào điểm trọng yếu, đồng thời dùng hỏa lực mạnh tiêu diệt các ổ đề kháng của địch các đơn vị trung đoàn 98 (đại đoàn 306) đồng loạt mở súng tấn công gần 1 giờ chiến đấu, hàng trăm tên dịch tiêu diệt  hàng trăm tên khác bị bắt sống, trong dó có cả tên quan ba Pháp chỉ huy tieur khu và tên tay sai Châu úy ngụy quyền.

           Đồn bản Mo thất thủ địch ở đồn Phiêng ban bản Pe kiếp sợ hoảng hốt tháo chạy sang Mường  Khoa. Ngày 19/10 một đơn vị bộ đội chủ lực tiến đến vạn Yên địch ở Vạn Yên vội vã chạy sang Mộc Châu, bộ đội ta truy kích tới bờ sồng đà, bắn chiềm hai chiếc thuyền, mọt toán dịch chưa kịp vượt sông chạy toán lọa, một số ra hàng. Như vậy đến ngày 19/10 huyện Phù Yên hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

          Trải qua hơn 6 năm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Phù Yên đã không quản hy sinh gian khổ lập được nhiều thành tích vẻ vang qua thực tiễn đấu trang gian khổ Đảng bộ đã được tô luyện ngày càng trưởng thành lực lượng kháng chiến ngày càng lớn mạnh đầy nhân dân các dân tộc phù yên thực sự làm chủ vận mênh của mình, đồng thời tập trung công sức, khắc phục hậu quả chiến tranh ổn định an ninh chính trị và đời sống nhân dân cùng cả nước chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

2. Giá trị lịch sử di tích:

           Khu vực đồn bản Mo là sở chỉ huy của Pháp Trong hệ thống quân sự chính quyền trong khu vực. Hệ thống đồn Bản Mo tồn tại làm minh chứng cho bộ máy cai trị của thực dân pháp ở Sơn La là hệ thống phòng thủ cố thủ kiên cố khá đặc biệt trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Việc giải phóng khu vực đồn bản Mo có một ý nghĩa quan trọng cắt đứt hệ thống quân sự của thực dân Pháp nối liền từ Phù Yên đến mộc Châu và từ Phù Yên đi Sơn La.

            Tạo thuận lợi cho bộ đội ta tiến quân vào gải phóng Tây Bắc. nhân dân các dân tộc huyện  phù yên thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp thực sự làm chủ vận mệnh của mình.

3. Tình trạng bảo quản di tích:

            Hiện nay khu di tích không còn nguyên vẹn như trước, toàn bộ khu di tích đã bị xuống cấp nhân dân xây dựng nhà làm vườn hiện nay đã có 16 nhà của dân xây dựng trên khu đất của di tích, gồm 5 nhà máy bằng 2 nhà cấp 4 và 9 nhà tóoc xi .

           Một số lô cốt, tường rào, hệ thống hầm ngầm bị phá hỏng.

Loại hình di sản Di tích lịch sử kháng chiến Chuyên đề
Xếp hạng di sản Xếp hạng cấp tỉnh Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Xuống cấp
Hiện vật trong di sản
Di tích hiện nay còn hiện vật gì
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ

 

9. Phương án bảo vệ di tích:

Hiện nay di tích cần được quy hoạch khu bảo vệ trách sự xâm chiếm lán đất của con người và giữ lại những phần còn lại của di tích

10. Cơ sở pháp lý bảo vệ di tích:

Là di tích có ý nghĩa lịch sử trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thwucj dân pháp xâm lược, với giá trị lịch sử của di tích. để có cơ sở pháp lý bảo vệ và phát huy giá trị của di tích, trước hết di tích cần được công nhận xếp hạng. Xác định rõ khu vự bảo vệ di tích, di rời các hộ dân đang sinh sống trong khu vực I của di tích xây dựng phương án bảo vẹ tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích.

Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản

Toàn bộ khu di tích được xây dựng trên một khu đát tương đối bằng phẳng xung quang được xây tường bao bọc bằng đá cuộn.

Tư liệu kèm theo

- Lịch sử đảng bộ tỉnh Sơn La tập I ( 1939 - 1945)

- Lịch sử Đảng bộ huyện PHù Yên (1940 - 1975)

- Sơn La - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Ảnh 1, ảnh 2

-  Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3, Ảnh 4, Ảnh 5, Ảnh 6, Ảnh 7


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da