Chi tiết hồ sơ

Tên Áo nữ dân tộc Mông (BTSL: 929)
Địa điểm Bản Chiềng Đi, Xã Loóng Luông, Mộc Châu, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Mộc Châu Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Loóng Luông
Mô tả chi tiết

- Áo được trang trí nhiều phần cổ được bẻ gập ra sau như cổ áo hải quân, là 1 miếng vải được thêu hoa văn cầu kỳ. Người Mông có quan niệm áo đẹp bởi cổ áo vì vậy họ thường thêu những chiếc cổ áo để sẵn, khi nào may áo mới chỉ việc đính cổ áo vào, áo mặc lễ tết, áo cưới cổ áo được thêu cầu kỳ hơn. Phần nách áo chỗ cài cúc và phần tay cũng được trang trí bằng cách ghép nhiều đường vải chồng gần khít nhau, có rất nhiều màu sắc như kiểu đeo vòng ngũ sắc. Phụ nữ Mông rất bận bịu và vất vả vì vậy việc may trang phục phải tranh thủ thời gian dỗi, mùa đông ít việc trên nương để làm thêm nữa trang phục lại được may, trang trí cầu kỳ nên tốn rất nhiều thời gian và cải cũng không dồi dào lắm nên 1 người phụ nữ thường chỉ có 3 bộ váy áo: 1 bộ thường, 1 bộ mặc vào lễ tết và 1 bộ làm thuốc khi chết, chiếc áo này được mặc vào ngày lễ.

- Cấu trúc phần thân áo, ống tay có 2 lớp làm cho chiếc áo ấm hơn, phù hợp với địa hình cư trú là các vùng núi cao của dân tộc Mông và nó cũng tạo độ bền trong điều kiện lao động lam lũ và khí hậu khắc nghiệt.

- Cùng với váy nó là tiêu chí cơ bản để phân biệt các dân tộc và trang phục giữa các ngành Mông khác nhau. Trang phục này là của phụ nữ ngành Mông đen Mộc Châu.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Hiện vật còn tốt
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da