Chi tiết hồ sơ

Tên Cày (BTSL: 1001)
Địa điểm Xã Chiềng Khay, Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn La
Thuộc Huyện/Thành phố Quỳnh Nhai Thuộc Xã/Phường/Thị trấn Xã Chiềng Khay
Mô tả chi tiết

Kỹ thuật chế tác:

- Người ra dùng loại gỗ thật tốt, cây to lấy lõi đẽo thành các bộ phận: Lày nhỉ, Lày cung, Lày xíu. Một đầu của lày cung được cắm vào lày nhỉ bởi 1 lỗ đục ở khoảng 1/3 chiều dài tính từ tay cầm. Đầu kia của Lày cung cũng được đục một lỗ nhỏ để tra chốt chốc buộc dây chuyển lực.

- Đầu dưới của Lày nhỉ được đẽo phình ra để chịu lực nhần ngoài múp dần để cắm lưỡi cày. Giữa Lày cung và Lày nhỉ được giữ chặt với nhau bởi Lày xíu và chốt Lày Soa. 

- Điều quan trọng nhất trong khi đẽo cày là làm sao cho khi lắp lưỡi cày phải chỉnh chính giữa Lày cung. Lưỡi cày được đúc bằng gang, trước kia người Dao phải mua của người mèo nhưng hiện nay họ đã đúc được.

Công dụng: Đặc điểm nổi bật nhất là loại cày này có thể cày được cả nương và ruộng nước. Lưỡi cày được cấu tạo phẳng nên có thể lật đất cả sang hai bên người ta dùng dây đã buộc vào đầy Lày cùng chỗ Lày cung và dùng tiêu kéo. Khi cày người đi cày hơi cúi xuống một ít để cày đi đều, đỡ bám sâu.

Loại hình di sản Dân tộc học Chuyên đề Dân tộc học
Xếp hạng di sản Chưa xếp hạng Năm xếp hạng
Kiến trúc Hiện trạng Đã qua sử dụng
Hiện vật trong di sản
Cổ vật Hiện vật mới
Công tác bảo vệ
Công tác tu bổ tôn tạo
Đất đai trong di sản
Tư liệu kèm theo

Ảnh hiện vật


https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da