Tra cứu và tìm kiếm hồ sơ

STT Tên Bản Mô tả ngắn gọn Thuộc loại Hiện trạng
1 Kỳ Đài Thuận Châu bản Pắn, , Thuận Châu

Kỳ Đài Thuận Châu

Trước năm 1959, thị trấn Thuận Châu là thủ phủ của khu tự trị Thái – Mèo. Cho nên kỳ đài có tên gọi cũ là kỳ đài, quảng trường thủ phủ khu tự trị Thái – Mèo.

Năm 1976, thời kỳ chia tỉnh, khu tự trị Tây Bắc giải tán, kỳ đài thuộc về thị trấn Thuận Châu quản lý. Cũng từ thời gian này kỳ đài có tên là kỳ đài Thuận Châu.

Di tích Lưu niệm sự kiện Lịch sử Xuống cấp
2 Hang Conoong Hua Lon, Thị trấn Ít Ong, Mường La

          - Di tích nằm trên gần đỉnh một ngọn núi đá thuộc bản Hua Lon - xã Ít Ong - Huyện Mường La (nay là đập thủy điện Sơn La)

          - Di tích cách trung tâm huyện lỵ Mường La 5km về phía Tây Bắc.

          - Từ bờ Sông Đà lên tới di tích khoảng 250m

          - Đường đi đến di tích thuận lợi bằng các phương tiện đường bộ và đường sông.

Di tích Khảo cổ học và Danh lam thắng cảnh Xuống cấp
3 Cây đa Mường Hung , Xã Mường Hung, Sông Mã

Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã là cây mọc tự nhiên ở tại xã Mường Hung, về bờ phải Sông Mã cách mép nước Sông Mã 30m (về mùa cạn). Tại cây đa này trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhân dân xã Mường Hung đã phải chịu bao đâu thương thảm khốc. Thực dân Pháp đã dùng cây đa làm chỗ để tàn sát các chiến sĩ cách mạng và bà con nhân dân xã Mường Hung. Chúng đã treo cổ, bêu đầu các chiến sĩ cách mạng và bà con nhân dân trong xã lên cây đa này.

Cây đa là một chứng tích về tội ác của thực dân Pháp. Từ đó đến nay cây đa đó được gọi là cây đa Mường Hung.

Di tích lịch sử kháng chiến Xuống cấp
4 Cầu Nà Hày Nà Hày , ,

* Lịch sử tên gọi của di tích:

- Cầu Nà Hày: Nằm trên địa phận của bản Nà Hày nên nhân dân địa phương gọi là cầu Nà Hày cây cầu này được xây dựng bắc qua con suối Muội nên còn được gọi là cầu suối Muội.

 Địa điểm phân bố di tích ..... đường đi đến.

- Di tích nằm cạnh quốc lộ 6, trên đường Sơn La đi Điện Biên. Di tích thuộc bản Nà Hày - xã Tông Lệnh -  huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La.

- Từ Sơn La đi Điện Biện, di tích cách mạng cách trung tâm huyện Thuận Châu khoảng 6 km.

- Đường  đi đến di tích thuận lợi bằng các phương tiện giao thông đường bộ.

Di tích lịch sử kháng chiến Xuống cấp
5 Văn bia lưu niệm đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam. bản Áng, xã Đông Sang, Mộc Châu

* LỊCH SỬ TÊN GỌI:

Sau khi chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và chính phủ Lào độc lập Itxala ký hiêp định tương trợ giữa hai nước Lào - Việt, hiệp định quân sự và quyết định liên quân Việt - Lào vào ngày 14 - 10 - 1945 cùng nhau chống thực dân Pháp lăm le trở lại xâm lược nước Lào. Bộ đội liên quân Lào - Việt liên tục chiến đấu tiêu hao sinh lực địch. Được sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. Trong một thời gian ngắn đã phát triển nhanh mạnh các đơn vị vũ trang và dân quân tự vệ rộng khắp, chiến đấu dũng cảm góp phần bảo vệ chính quyền cách mạng. Bảo vệ thành phố Viêng Chăn gần một năm. Bộ đội Việt Kiều giải phóng thành phố Viêng Chăn chính là tiền thân đoàn 83 quân tự nguyện Viêt Nam ở mặt trận Viêng Chăn.

Di tích lịch sử kháng chiến Xuống cấp

https://www.zbet.win/news/soi-keo-bong-da